Thị trường bất động sản Đà Nẵng và Quảng Nam đang "nhảy múa" như xiếc

Theo Văn Dũng/nhadautu.vn

Thị trường Bất động sản (BĐS) tại Đà Nẵng và Quảng Nam đang thay đổi chóng mặt, giá cả thực thực hư hư, nóng ‘bỏng’ cả tay khiến người dân đứng ngồi không yên, ai cũng muốn lao vào đầu tư bất chấp rủi ro.

Thị trường Bất động sản (BĐS) tại Đà Nẵng và Quảng Nam đang thay đổi chóng mặt. Nguồn: internet
Thị trường Bất động sản (BĐS) tại Đà Nẵng và Quảng Nam đang thay đổi chóng mặt. Nguồn: internet

Cảnh giác không sập bẫy ""

Lợi nhuận mang lại từ đất là rất lớn, nhiều người đã cầm cố tài sản, vay mượn khắp nơi lao vào đầu cơ đất, có người thì đầu cơ lướt sóng, người thì đầu cơ lâu dài. Điều đáng lo ngại nhất nếu không tỉnh táo, không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi xuống tiền sẽ dính bẫy ‘cò’ và khả năng nếm trai đắng là rất cao.

Hiện nay, giới "cò" đất đang nhằm vào chủ trương xây dựng của thành phố, thêm vào đó thông qua ‘ Tọa đàm mùa xuân 2019’ có rất nhiều nhà đầu tư đã hứa rót hàng trăm triệu USD vào TP. Đà Nẵng nên giới ‘cò’ thỏa sức tung tin để ‘thổi’ giá đất lên mây xanh, làm người mua và bán đất đứng ngồi không yên.

Cơn sốt đất ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng nóng đến nỗi UBND huyện phải ra công văn chấn chỉnh tình trạng mua bán đất trên địa bàn huyện. Theo đó, UBND tuyên truyền cho người dân cần phải thận trọng trong việc mua bán đất. Không nên vì lợi nhuận trước mắt mà bán hết đất nông nghiệp, đất ở vì sau này sẽ không có đất để sản xuất, không có đất cho con cháu làm nhà, ảnh hưởng đến an sinh xã hội và cuộc sống lâu dài.

Chiều ngày 7/3, khi phóng viên chúng tôi đến địa bàn xã Hòa Tiến, huyện Hòa vang, nơi mà những ngày qua, tình trạng mua bán đất đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân nơi đây thì không thấy giới ‘cò’ đất đâu nữa.

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Ngô Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến cho biết, khi có công văn của UBND huyện về việc chấn chỉnh tình trạng mua bán đất trên địa bàn huyện, UBND xã đã chỉ đạo thực hiện tuyên truyền đầy đủ cho người dân. “Hiện nay, giá đất hiện nay đã hạ nhiệt, lượng người giao dịch giảm xuống thấy rõ, cánh môi giới theo thông tin cũng đã chuyển qua địa bàn khác hoạt động và tình hình đã lắng hơn so với tuần trước”, ông Trúc cho biết thêm.

Mới đây, cò đất còn giở trò tung tin đồn TP. Đà Nẵng chuẩn bị có quận mới được thành lập và có tên Hiếu Đức vào cuối năm nay. Quận này được thành lập từ việc tách 4 xã của huyện Hòa Vang gồm Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong và Hòa Tiến.

Nhưng thực chất, tin lan truyền này không chính xác, mục đích tung tin đồn là thổi giá đất lên của giới "cò" để nhằm trục lợi. Người dân cần cảnh giác, không nên tin vào những lời đồn không có căn cứ, tránh sập bẫy ‘cò’.

Có hay không tình trạng vỡ "bong bóng" thị trường BĐS ở đây?

Hiện nay, tại Đà Nẵng và Khu vực Điện Nam –Điện Ngọc, thị xã Điện bàn Quảng Nam đang xảy ra tình trạng sốt đất đột biến. Thị trường bất động sản ở đây được các chuyên gia đánh là thị trường đang diễn biến rất phức tạp, giới ‘cò’ đất đang dùng đủ chiêu trò để thổi giá đất lên cao hơn rất nhiều so với thực tế, nguy cơ vỡ ‘bong bóng’ rất cao, khiến nhà đầu tư chịu trận.

Những năm trước đây, thị trường BĐS Đà Nẵng chỉ sốt cao ở những vùng trung tâm và vùng nam Đà Nẵng... Những tháng đầu năm 2019, cơn ‘sốt’ đất đã lan diện rộng khắp TP.Đà Nẵng và lan sang cả Thị Xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Giá đất tăng nhanh nhất có lẽ phải kể đến khu vực xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng và phường Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tại đây, những người mua đất, giới ‘cò’ đất lùng sục khắp các con đường, ngõ hẻm để tìm người bán. Giá đất ở đây hiện tại cao gấp 4-5 lần so với cuối năm 2018.

Một trong những nguyên nhân vỡ ‘bong bóng’ của thị trường BĐS là: “Xuất hiện nhiều nhà đầu tư kinh doanh bất động sản thứ cấp, môi giới, cò đất, cò nhà, đi đôi với các đợt sóng tăng giá bất động sản với tần số chóng mặt, và giới đầu cơ chuyên nghiệp cầm trịch làm giá, thổi giá, tạo sóng, đẩy giá ảo rất cao so với giá trị thực của bất động sản để trục lợi, kiếm lời nhanh, kích thích tâm lý đầu tư lướt sóng”.

Chọn mặt gửi "vàng"

Đối với các sản phẩm đất phân lô của các chủ đầu tư, người mua cũng đối diện với rất nhiều rủi ro, nhiều lúc còn rủi ro hơn cả mua đất ở trong dân. Sản phẩm đất nền được các chủ đầu tư phân lô bán nó liên quan rất nhiều vấn đề như: Tính pháp lý của dự án, tiến độ thi công dự án, khi nào sẽ ra được sổ...

Thời gian gần đây đã xảy ra không ít các vụ tranh chấp, kiện tụng giữa chủ đầu tư các dự án và khách hàng về tiến độ cũng như tính pháp lý của dự án. Vì vậy, việc “chọn mặt gửi vàng” thật sự là một quyết định không dễ dàng đối với các khách hàng.

Để không rơi vào tình cảnh trên, người mua cần phải biết chính xác vị trí dự án ở đâu, tiến độ triển khai ra sao, tính pháp lý dự án như thế nào, có đảm bảo như cam kết của chủ đầu tư không ?. Chỉ xem qua các dự án bất động sản ở thành phố Đà Nẵng và Khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam thì có khá nhiều dự án dậm chân tại chỗ hoặc không đủ cơ sở pháp lý để mở bán.

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, mới đây, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đã có văn bản yêu cầu dừng các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất với 3 dự án của Cty Bách Đạt An gồm: Bách Đạt 1, 7B mở rộng và HEARA COMIPLEX RIVERSIDE ở Khu đô thị Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Các dự án này đều chưa đủ điều kiện để nghiệm thu, cấp sổ đỏ nhưng chủ đầu tư là Công ty Bách Đạt An đã ký hợp đồng với nhà phân phối là Công ty Hoàng Nhất Nam để thực hiện các giao dịch huy động vốn. Đây chỉ là vụ việc điển hình cho thực trạng bất động sản đất nền Đà Nẵng. Tiến độ, tính pháp lý dự là điều đáng quan tâm nhất.

Rất nhiều khách hàng biết rất rõ những rủi ro tiềm ẩn trong các dự án đó, nhưng vì giá đất đang ‘nhảy múa’ liên tục làm họ đứng ngồi không yên nên vẫn xuống tiền mua.

Thực hư về dự án có thể tìm hiểu được, còn về các Chủ đầu tư thì rất khó, khi vỡ lở ra rồi mới biết. Do đó, những Chủ đầu tư đã bị chính quyền điểm mặt thì các nhà đầu cơ nên cẩn trọng và tìm cho mình những chủ đầu tư uy tín để xuống tiền hợp lý.