Thấy gì từ hoạt động phòng, chống rửa tiền của một số nước trên thế giới?

PV.

Rửa tiền không những ảnh hướng xấu đến sự lành mạnh về lưu thông tiền tệ của một quốc gia mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như uy tín, vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu kinh nghiệm phòng, chống rửa tiền của Mỹ, Anh, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.

Kinh nghiệm phòng chống rửa tiền của một số nước

Mỹ:

Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, bên cạnh đó, Mỹ là một nước có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, mọi cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, hệ hống pháp luật về phòng, chống rửa tiền là ví dụ điển hình. Ở Mỹ, luật pháp về phòng, chống rửa tiền được xây dựng rất chặt chẽ, theo đó các định chế tài chính và nhân viên của họ đều phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Ngay từ những năm 1970, Mỹ đã ban hành Luật Bí mật ngân hàng (BSA) và các quy tắc. Đây là một đạo luật được các chuyên gia về luật đánh giá rất cao, mục đích của bộ luật này được xây dựng nhằm tạo hành lang pháp lý để điều tra tội phạm rửa tiền, trốn thuế, buôn lậu…

Nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống rửa tiền ở Mỹ quy định một số nội dung sau:

- Các tổ chức tài chính báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và phải lưu giữ tất cả các chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Sau này luật được sửa đổi, cho phép các cơ quan chức năng có thể hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các điều tra nếu thấy cần thiết.

- Luật Phòng, chống rửa tiền tại Mỹ quy định cụ thể nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức, trường hợp cá nhân hoặc tổ chức khi phát hiện các đối tượng tham gia vào bất kỳ hoạt động rửa tiền nào phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Đây là một trong những căn cứ để tịch thu, sung quỹ tiền và tài sản có liên quan đến hoạt động rửa tiền của các đối tượng phạm tội.

- Trường hợp các cá nhân không tuân thủ những quy tắc và luật lệ liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền thì có thể xử lý về mặt dân sự, hoặc hình sự, tùy vào mức độ vi phạm nặng hay nhẹ làm căn cứ xử lý. Về mặt dân sự, người vi phạm sẽ bị phạt nặng, số tiền phạt có thể lên đến 250.000 USD. Về mặt hình sự có thể phạt tù đến 5 năm tù giam.

- Các nhân viên ngân hàng phải tuân thủ Luật Bí mật ngân hàng. Trong trường hợp cố tình vi phạm những quy định về báo cáo và lưu giữ chứng từ của BSA, nhân viên ngân hàng có thể bị phạt tới 100.000 USD.

Anh:

Là nước sớm nhận thức được vai trò quan trọng của việc phòng, chống rửa tiền, ngay vào cuối những năm 1990, nước Anh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cho hệ thống ngân hàng về phòng, chống rửa tiền. Cùng với đó, nước Anh cũng ban hành khá nhiều các quy định cũng như luật lệ khác liên quan đến phòng, chống rửa tiền. Chẳng hạn, Luật Chống buôn bán ma túy năm 1986 cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản đáng ngờ có liên quan đến ma túy, phong tỏa và khi có chứng từ sẽ tịch thu những tài sản này. Luật Phòng, chống khủng bố năm 1987 quy định sẽ kết tội những người sử dụng hoặc sở hữu quỹ khủng bố. Luật Hình sự năm 1993 mở rộng quyền lực của tòa án trong việc kết tội rửa tiền như một tội phạm hình sự. Các quy định phòng, chống rửa tiền tại Anh có một số điểm sau:

- Hướng dẫn cách thức xác nhận thông tin cá nhân, trong đó hộ chiếu là một trong những hình thức được ưu tiên, ngoài ra các hình thức khác cũng được chấp nhận như thẻ nhân viên, bằng lái xe.

- Các ngân hàng đều phải lưu giữ tất cả chứng từ giao dịch, thời gian lưu giữ tối thiểu là 6 năm, đây là một trong những căn cứ để phục vụ công tác điều tra khi các đối tượng bị phát hiện có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền.

- Trường hợp các tổ chức cán nhân không tuân theo những hướng dẫn của luật và quy định về phòng, chống rửa tiền sẽ dẫn tới những trách nhiệm pháp lý. Trường hợp nhân viên vi phạm những quy định về sự bảo mật của khách hàng thì phải chịu trách nhiệm pháp lý dân sự theo quy định của luật pháp.

- Các nhân viên của các định chế tài chính phải có nghĩa vụ hợp tác toàn diện với các cơ quan pháp luật và phải có nghĩa vụ thông báo trước cho các cơ quan có thẩm quyền tất cả các giao dịch đáng ngờ.

- Luật pháp nước Anh cho phép cảnh sát có quyền điều tra những tài sản nghi ngờ có liên quan đến hoạt động mua bán mua túy và có quyền phong tỏa, nếu có chứng từ sẽ tịch thu những tài sản bất hợp pháp này.

- Kết tội những người cố tình che dấu, biển thủ, chuyển nhượng hoặc vận chuyển tài sản, hoặc giúp đỡ những người khác làm việc đó khi biết hoặc nghi ngờ những tài sản do phạm tội buôn bán ma túy mà có, coi tội rửa tiền như tội phạm hình sự.

Gợi ý chính sách cho Việt Nam

Nhằm ngăn chặn hiệu quả hoạt động rửa tiền tài trợ khủng bố ở Việt Nam, cần triển khai một số nội dung sau:

- Nghiên cứu hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống rửa tiền. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả cũng như các bất cập trong phòng, chống rửa tiền hiện nay và các thông lệ quốc tế để hoàn thiện Luật Phòng, chống rửa tiền.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan để phòng, chống rửa tiền nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của việc phòng chống rửa tiền nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của việc phòng chống rửa tiền, các cơ quan nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước, Hải quan, Công an, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng… cần phối hợp chặt chẽ dể hướng dẫn các văn bản pháp quy, kiểm tra chấp hành các biện pháp quy, kiểm tra chấp hành các biện pháp phòng, chống rửa tiền của các tỏ chức, cá nhân thuộc các đối tượng rửa tiền, nghi ngờ rửa tiền.

- Quy định cụ thể số tiền giao dịch phải báo cáo phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trường hợp cần thiết các cơ quan chức năng có thể hạ chuẩn giá trị giao dịch phải được tự động báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Cần có chế tài phạt tiền nặng đối với những cá nhân che giấu hoạt động rửa tiền, trường hợp nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân về các rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ tác hại của rửa tiền, từ đó thúc đẩy một nền văn hóa tuân thủ pháp luật.

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn và thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn quốc tế về các quy định về phòng, chống rửa tiền.