Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trần Tùng Dương, Đàm Tuấn Hưng, Phạm Thanh Thanh, Trần Huyền Trang, Nguyễn Thanh Thảo

Thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã khẳng định vai trò là một kênh huy động vốn hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thị trường chứng khoán cũng bộc lộ một số hạn chế, trong đó có tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các chủ thể tham gia trên thị trường. Bài viết lựa chọn một nhóm các cổ phiếu tiêu biểu để kiểm định thực trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất giải pháp hữu hiệu để cải thiện tính hiệu quả của hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đánh giá về bất cân xứng thông tin của một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thiết lập mô hình kiểm định

Kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi

Giả thiết thị trường hiệu quả cho rằng, tỷ suất sinh lợi chứng khoán qua thời gian sẽ độc lập với tỷ suất sinh lợi chứng khoán khác vì thông tin mới đến thị trường một cách ngẫu nhiên, độc lập và giá chứng khoán điều chỉnh một cách nhanh chóng theo các thông tin mới này. Nghiên cứu sẽ xem xét tỷ suất sinh lợi ngày t có tương quan với tỷ suất sinh lợi ngày (t – 1), (t – 2), (t – 3)... hay không. Những người ủng hộ thị trường hiệu quả cho rằng, tương quan này bằng 0 cho tất cả các kết hợp. Chính vì vậy, nghiên cứu kiểm định tính tương quan giữa các biến trong phương trình:

Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1 (1)

Trong đó:

rt: tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở ngày t

rt-1: tỷ suất sinh lợi chứng khoán ở ngày t-i

β0: hệ số tự do 0

βi : hệ số (trong kiểm định này thì i chạy từ 1 đến 5)

Với giả thiết:

H0 : βi = 0 (Thị trường hiệu quả)

Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 2 (Thị trường không hiệu quả)

Nếu Prob ( F-statistic) < mức ý nghĩa α thì bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là thị trường không hiệu quả . Từ đó, cho thấy giá cả trên thị trường còn phản ánh yếu tố “ thông tin bất cân xứng” và ngược lại.

Kiểm định quy tắc giao dịch

Kiểm định quy tắc giao dịch sẽ dựa vào giả định thị trường hiệu quả, các nhà đầu tư không thể đạt mức lợi nhuận bất thường cao hơn lợi nhuận từ chính sách mua và nắm giữ bằng cách chỉ dựa vào các thông tin thị trường trong quá khứ.

Kiểm định giả thiết:

Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 3 (Thị trường hiệu quả)

Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 4 (Thị trường không hiệu quả)

Các bước thực hiện:

- Xác định ngày đưa ra thông tin thông báo

- Tập hợp giá của chứng khoán j (chứng khoán liên quan tới thông tin công bố) 10 ngày trước và sau khi công bố thông tin

- Tính tỷ suất sinh lợi vào ngày t của chứng khoán đó. Xác định tỷ suất sinh lợi trung bình.

- Tính các Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 5

- Tính phương sai của mẫu các Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 6 đã tính ở trên

- Tính Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 7 và tra bảng tính Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 8 (s là độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi vượt trội)

NếuBất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 9thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 đồng nghĩa với việc bác bỏ giả thiết thị trường hiệu quả

Nếu Bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Ảnh 10 thì chấp nhận giả thiết H0, bác bỏ giả thiết H1 đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thiết thị trường hiệu quả

Thu thập dữ liệu

Trong số các chứng khoán đang niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) TP. Hồ Chí Minh hiện nay, nhóm tác giả chọn ra 5 cổ phiếu tiêu biểu để kiểm định, đó là: BBC, BPC, FPT, STB, VNM. Giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu giao dịch được thu thập từ ngày 26/01/2022 đến ngày 03/04/2023 và được tải từ trang web www.hsx.com.vn.

Kết quả kiểm định

Kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập

- Đối với cổ phiếu BBC:

Với Prob(F-statistic) = 0.000777 < 0.05, cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu BBC, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả (Bảng 1).

Bảng 1: Kết quả kiểm định thống kê đối với cổ phiếu BBC

Dependent Variable: RT

Method: Least Squares

Date: 07/04/23 Time: 10:37

Sample: 1 285

Included observations: 285

Varible

Coeficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

RT

0.000903

0.001575

0.573270

0.5669

RT1

0.207022

0.059833

3.459974

0.0006

RT2

0.085529

0.060416

1.415669

0.1580

RT3

0.058060

0.060519

0.959368

0.3382

RT4

-0.130221

0.060192

-2.163424

0.0314

RT5

0.034378

0.059450

0.578264

0.5636

R-squared

0.072451

Mean depentdent var

0.0011181

Adjusted R-squared

0.055829

S.D. dependent var

0.027285

S.E. of regression

0.026513

Akaike info criterion

-4.401568

Sum squared resid

0.196114

Schwarz criterion

-4.324673

Log likelihood

663.2234

F-statistic

4.358377

Durbin-Watson stat

2.002336

Prob(F-Statistic )

0.000777

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

- Đối với cổ phiếu BPC:

Bảng 2: Kết quả kiểm định thống kê đối với cổ phiếu BPC

Dependent Variable: RT

Method: Least Squares

Date: 07/04/23 Time: 10:37

Sample: 1 285

Included observations: 285

Varible

Coeficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

RT

-0.001303

0.001826

-0.713610

0.4761

RT1

0.253442

0.059829

4.236087

0.0000

RT2

-0.036656

0.061607

-0.595003

0.5523

RT3

-0.003307

0.061422

-0.053843

0.9571

RT4

-0.058828

0.061324

-0.959297

0.3382

RT5

0.033849

0.059567

0.568255

0.5703

R-squared

0.064608

Mean depentdent var

-0.001608

Adjusted R-squared

0.047845

S.D. dependent var

0.031437

S.E. of regression

0.030675

Akaike info criterion

-4109893

Sum squared resid

0.262531

Schwarz criterion

-4.032998

Log likelihood

591.6597

F-statistic

3.854136

Durbin-Watson stat

2.008685

Prob( F-Statistic )

0.002154

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Kết quả Bảng 2 cho thấy, với Prob(F-statistic) = 0.002154 < 0.05, cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu BPC, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.

- Đối với cổ phiếu FPT:

Với Prob(F-statistic) = 0.00257 < 0.05, cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu FPT, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.

- Đối với cổ phiếu STB

Bảng 3: Kết quả kiểm định thống kê đối với cổ phiếu STB

Dependent Variable: RT

Method: Least Squares

Date: 07/04/23 Time: 10:37

Sample: 1 285

Included observations: 285

Variable

Coefficient

Std. Error

t-Statistic

Prob.

RT

-0.002349

0.002668

-0.880535

0.3793

RT1

0.077565

0.059869

1.295584

0.1962

RT2

0.050259

0.060003

0.837599

0.4030

RT3

0.086097

0.059847

1.452151

0.1476

RT4

0.033233

0.060000

0.553884

0.5801

RT5

0.006712

0.059834

0.112177

0.9108

R-squared

0.021200

Mean dependent var

-0.003215

Adjusted R-squared

0.003659

S.D. dependent var

0.044630

S.E. of regression

0.044548

Akaike info criterion

-3.363650

Sum squared resid

0.553694

Schwarz criterion

-3.286755

Log likelihood

485.3001

F-statistic

1.208587

Durbin-Watson stat

1.999764

Prob(F-statistic)

0.305205

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Bảng 3 với Prob(F-Statistic) = 0.305205 > 0.05, cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu STB, các biến trong phương trình (1) không có tương quan, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết thị trường hiệu quả.

- Đối với cổ phiếu VNM:

Kết quả cho thấy, với Prob(F-statistic) = 0.001936 < 0.05, cho phép kết luận trong trường hợp cổ phiếu VNM, các biến trong phương trình (1) có tương quan, có nghĩa là bác bỏ giả thuyết thị trường hiệu quả.

Kết quả kiểm định quy tắc giao dịch

Kết quả kiểm định giao dịch đối với các cổ phiếu trên được trình bày ở Bảng 4 (độ tin cậy là 95%; za =1.96)

Qua kiểm định trên cho thấy, có một số kiểm định ủng hộ cho việc thông tin đến thị trường một cách ngẫu nhiên và một số kiểm định cho thấy việc công bố thông tin trên thị trường chưa được thực hiện tốt. Giá một số chứng khoán điều chỉnh mạnh trước ngày thông tin được công bố, nhất là đối với các thông tin chia cổ tức, phát hành bổ sung cổ phiếu. Ngoài ra, khối lượng giao dịch cũng có sự thay đổi đáng kể.

Với kết quả kiểm định thống kê về tính độc lập của tỷ suất sinh lợi và kiểm định quy tắc giao dịch ở trên cho thấy, đa số các kiểm định đều ủng hộ cho giả thuyết thị trường hiệu quả dạng yếu ở Việt Nam, nghĩa là giá chứng khoán chưa phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin có ảnh hưởng đến thị trường. Điều này cho thấy thông tin trên TTCK còn thiếu minh bạch hay nói cách khác còn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng. Tình trạng này làm cho việc hình thành giá chứng khoán không còn hợp lý, dẫn đến đánh mất niềm tin của công chúng vào TTCK.

Bảng 4: Kết quả kiểm định giao dịch đối với 5 cổ phiếu

Cổ phiếu

Ngày công bố thông tin

Nội dung công bố

Kết quả

Kết luận

ĐLC của ERt

Hệ số z

BMC

13/08/2022

Chi trả cổ tức

0.03581

3.13939

Bác bỏ giả thiết TTHQ

BPC

08/03/2022

Chi trả cổ tức đợt 3/2021

0.02572

-1.98191

Bác bỏ giả thiết TTHQ

FPT

01/10/2022

Chi trả cổ tức

0.02833

1.68447

Chấp nhận giả thiết TTHQ

STB

29/05/2022

Phát hành thêm cổ phiếu

0.13364

-1.20884

Chấp nhận giả thiết TTHQ

VNM

17/01/2022

Phát hành thêm cổ phiếu

0.04055

1.81072

Chấp nhận giả thiết TTHQ

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

 

 

Giải pháp hạn chế thông tin bất cân xứng

Nhằm tăng cường tính hiệu quả của hoạt động công bố thông tin trên TTCK Việt Nam, cũng như để việc công bố thông tin thật sự là văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng thông tin được công bố

- Đối với cơ quan quản lý:

Cần hoàn thiện công tác thanh tra và giám sát thị trường. Theo đó, quy định cụ thể và rõ ràng hơn nhiệm vụ của từng cơ quan có chức năng giám sát công bố thông tin trên thị trường. Đồng thời, xây dựng các chế tài xử lý vi phạm về công bố thông tin trên TTCK.

- Đối với công ty niêm yết:

Xây dựng quy trình công bố thông tin trong nội bộ công ty trên cơ sở quy trình công bố thông tin mẫu của sở giao dịch chứng khoán, Tăng cường giám sát để hạn chế việc rò rỉ thông tin ra bên ngoài trước khi thông tin chính thức qua Ủy ban chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán đến với nhà đầu tư.

- Đối với công ty chứng khoán:

Một là, cần hoàn thiện quy trình công bố thông tin. Mỗi công ty cần xây dựng quy trình công bố thông tin của chính mình trên cơ sở quy trình công bố thông tin mẫu của sở giao dịch chứng khoán. Song song đó, các công ty chứng khoán cần lập ra bộ phận chuyên trách theo dõi việc công bố thông tin, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân liên quan trong việc cung cấp thông tin.

Không ngừng nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và trình độ cho các nhân viên, đặc biệt là các nhân viên công bố thông tin. Nhân viên phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời cho khách hàng; không phân biệt đối xử trong việc cung cấp thông tin cho khách hàng...

Hai là, nâng cao chất lượng thông tin được công bố. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời theo kịp sự phát triển của thị trường, các công ty chứng khoán cần cải tiến hình thức và nâng cao chất lượng thông tin được công bố, đặc biệt là các thông tin đã qua xử lý trên các bản báo cáo nghiên cứu thị trường bởi vì các thông tin này được đánh giá bởi các chuyên gia nên thu hút rất lớn sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, các luồng thông tin này phải được cung cấp một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực để tránh tình trạng như việc đưa ra các chỉ số tài chính không chính xác như thời gian qua khiến nhiều nhà đầu tư không an tâm khi sử dụng kết quả phân tích từ các công ty chứng khoán. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cần cập nhật và phân tích báo cáo tài chính hàng quý sẽ phù hợp cho nhà đầu tư ngắn hạn thay vì chỉ phân tích báo cáo tài chính định kỳ hàng năm, cập nhật tỷ lệ sở hữu và cơ cấu cổ đông theo định kỳ...

Thứ hai, giải quyết vấn đề nội gián trên TTCK Việt Nam.

- Về phía cơ quan Nhà nước:

Cải thiện cơ chế công bố thông tin hiện nay. Cụ thể, cần phân biệt và quy định rõ mhững thông tin thuộc dạng nhạy cảm thì phải chuyển về sở giao dịch chứng khoán hay trung tâm giao dịch chứng khoán xử lý trước khi công bố. Còn những thông tin chi tiết, mang tính định kỳ như báo cáo tài chính... hoặc những thông tin mà đa phần các công ty niêm yết đã thực hiện tốt thì để các công ty niêm yết công bố trực tiếp, sở giao dịch chứng khoán hay trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ đóng vai trò xác nhận thông tin đó đã được công bố và tính xác thực của nó. Dĩ nhiên, những thông tin công bố trực tiếp đó phải do người có vị trí cao nhất của công ty niêm yết cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ tin cậy và tính trung thực của công ty. Với cơ chế này, sẽ hạn chế số người biết thông tin trước do đó cũng sẽ hạn chế giao dịch nội gián.

Song song với công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu tính nghiêm trọng của vấn đề thì cơ quan quản lý nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế giám sát, tổ chức giám sát, điều tra hành vi giao dịch nội gián với sự phối hợp của các tổ chức liên quan. Khi đã phát hiện ra, người vi phạm phải bị xử lý nghiêm khắc theo luật định, thông báo rộng rãi để làm gương cho người khác. Bên cạnh đó, cần nâng mức xử phạt về giao dịch nội gián. Thu lại lợi nhuận trái phép và phạt tối đa bảy mươi triệu đồng như hiện tại là hơi thấp.

- Về phía các tổ chức công bố thông tin:

Mỗi đơn vị phải xây dựng quy chế nghiêm ngặt và rõ ràng về hoạt động quản lý của công ty. Quy chế hoạt động này được công bố cho mỗi thành viên trong công ty để họ có thể nắm được chủ trương, phương hướng của đơn vị.

Quan tâm đến quyền lợi của mỗi thành viên trong đơn vị, khuyến khích nhân viên nắm giữ nhiều cổ phiếu của công ty nhằm gắn lợi ích và trách nhiệm của họ nhiều hơn với đơn vị, có như vậy tình trạng tư lợi thông tin sẽ giảm bớt.

Bên cạnh đó, cấm “những người có khả năng biết trước thông tin” (thành viên Hội đồng quản trị) thực hiện việc mua bán cổ phiếu công ty cho đến khi thông tin được công bố.

Tài liệu tham khảo:

  1. Thiều Lê Thanh Lâm (2006), Thông tin bất cân xứng và các quyết định tài chính của các công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
  2. Nguyễn Thị Thanh Nghĩa (2007), Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kinh tế , Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
  3. Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Kinh tê phát triển, số 2;
  4. Trần Đình Cung (2007), Công khai hóa và minh bạch thông tin, Diễn đàn chứng khoán, 9(9);
  5. Đỗ Thành Phương (2006), Thông tin không đối xứng với vấn đề công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Thị trường tài chính (10/2006).
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 6/2023