Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Nguyễn Danh Nam - Trường Đại học Công nghệ Đông Á

Nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát cán bộ quản lý kết hợp với phỏng vấn sâu người dân trong lĩnh vực dịch vụ công ngư nghiệp tại 5 địa phương đại diện cho khu vực duyên hải và hải đảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp chịu tác động nhiều nhất bởi yếu tố “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp” và tác động thấp nhất là yếu tố “quốc tế”. Từ đó, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo trong thời gian tới.

Đặt vấn đề

Nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp là nền tảng cơ bản để Nhà nước hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực phát triển ngư nghiệp của nền kinh tế quốc dân (Mosepele và Kolawole, 2017).

Khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam chứa đựng nhiều tài nguyên to lớn trong phát triển các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, xét về tổng thể, ngành ngư nghiệp còn manh mún, lạc hậu, chưa thực sự khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng để góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực và nâng cao đời sống của người dân.

Hơn nữa, khu vực duyên hải và hải đảo Việt Nam là vùng có sự đa dạng về dân tộc, đa văn hóa và trình độ phát triển không đồng đều cũng như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất chưa đầy đủ đã dẫn đến những khó khăn trong quá trình cung ứng và quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp.

Một số nghiên cứu trong nước đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước hoặc tác động đến chất lượng dịch vụ công (Nguyễn Hữu Dũng, 2021). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các yếu tố tác động đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn giúp Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục trong những năm tới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Phương pháp chọn mẫu phân tầng được sử dụng để thực hiện khảo sát với 580 cán bộ quản lý tại 5 địa phương đại diện cho khu vực duyên hải và hải đảo (Thái Bình, Nghệ An, Bình Định, Kiên Giang và Cà Mau). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo. Kết quả phân tích mức độ tác động được thể hiện cụ thể ở Bảng 1.

Bảng 1: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp  khu vực duyên hải và hải đảo

Yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo - Ảnh 1

Thứ bậc

Rất không ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

Trung bình

Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tần số

Tỷ lệ (%)

Tần số

Tỷ lệ (%)

 

Yếu tố chủ quan

Hệ thống
thể chế

0,0

0,0

0,0

0,0

35

6,2

321

56,9

208

36,9

3,38

2

Phương thức quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

0,0

0,0

0,0

0,0

73

13,0

431

76,4

60

10,6

3,21

3

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp của chính quyền địa phương

0,0

0,0

0,0

0,0

41

7,3

342

60,6

181

32,1

3,05

6

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

0,0

0,0

0,0

0,0

21

3,7

253

44,8

290

51,4

3,47

1

Cơ sở vật chất kỹ thuật

0,0

0,0

0,0

0,0

103

18,3

332

58,9

129

22,8

2,97

9

Văn hóa tổ chức

0,0

0,0

0,0

0,0

67

11,9

268

47,5

229

40,6

3,01

7

Thông tin

0,0

0,0

0,0

0,0

24

4,3

281

49,8

259

45,9

3,11

5

Yếu tố khách quan

Chính trị

0,0

0,0

0,0

0,0

81

14,4

305

54,1

178

31,6

3,00

8

Kinh tế

0,0

0,0

0,0

0,0

75

13,3

438

77,7

51

9,0

2,95

10

Xã hội

0,0

0,0

0,0

0,0

115

20,4

307

54,4

142

25,2

2,73

111

Công nghệ

0,0

0,0

0,0

0,0

28

5,0

314

55,7

222

39,4

3,13

4

Quốc tế

0,0

0,0

0,0

0,0

164

29,1

356

63,1

44

7,8

2,70

12

Tổng bình quân chung

0,0

0,0

0,0

0,0

68,9

29,4

329

58,3

166,1

29,4

3,1

6,5

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu khảo sát

Kết quả phân tích tại Bảng 1 cho thấy, đánh giá chung của cán bộ quản lý về các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo có mức độ tác động lớn với = 3,10. Kết quả cũng cho thấy, không có yếu tố chủ quan và khách quan nào được cán bộ quản lý đánh giá không ảnh hưởng. Điều đó chứng tỏ rằng 12 yếu tố chủ quan và khách quan trên có tác động tích cực đến công tác quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo. Cụ thể:

- Yếu tố “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp” được đánh giá có tác động mạnh mẽ nhất đến hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp với = 3,43 xếp bậc 1.

- Yếu tố “hệ thống thể chế của nhà nước trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp” với mức điểm trung bình = 3,38 xếp bậc 2.

- Yếu tố có tác động thấp nhất đến hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp là “yếu tố quốc tế” với mức điểm trung bình = 2,70, xếp bậc 12.

Nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo

Dựa trên kết quả khảo sát có thể thấy, để nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp và hoàn thiện hệ thống thể chế của Nhà nước trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công của mọi lĩnh vực. Tăng cường tổ chức thực hiện quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp cũng không ngoại lê, yếu tố con người luôn được xem là yếu tố hàng đầu, có tính chất quyết định đến chất lượng dịch vụ. Do đó, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trực tiếp quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp theo một chương trình và quy hoạch khoa học, ổn định. Gắn công tác này với việc cải tiến chế độ tiền lương, theo hướng tinh giản bộ máy, hiệu lực, hiệu quả cao. Nâng cao đạo đức “phục vụ” như phục vụ “khách hàng”, quy định trách nhiệm công việc rõ ràng, từng vị trí việc làm trong tổ chức, tạo kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết, bình đẳng..., nhằm góp phần nâng cao giá trị đạo đức của người cán bộ công chức, viên chức và khắc phục tình trạng tham nhũng.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền cải cách hành chính, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về công tác cải cách hành chính dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Bộ phận Một cửa cấp huyện hỗ trợ người dân để tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Khuyến khích, vận động người dân tích cực tham gia góp ý, phản ánh, kiến nghị để hoàn thiện các quy định hành chính, đặc biệt là các quy định về thủ tục hành chính; đồng thời, tăng cường giám sát cơ quan nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ.

Hoàn thiện hệ thống thể chế của Nhà nước trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp

Trong tổ chức thực hiện quản lý dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản thể chế quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ công. Hệ thống thể chế pháp luật cần đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể, chỉ ra những điều cấm và những điều giới hạn cấm trong hoạt động cung ứng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp. Quyền tự do và bình đẳng thụ hưởng dịch vụ công trong lĩnh vực ngư nghiệp của Nhà nước phải được đảm bảo bằng một hệ thống các quyền tự do. Nhà nước phải đảm bảo được tính thống nhất trong cả nước nói chung, khu vực duyên hải và hải đảo nói riêng, tránh hạn chế đáng tiếc đối với các quyền tự do của công dân. Như vậy, việc ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp là yêu cầu đảm bảo cho công tác quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp được tốt hơn, hoàn thiện hơn.

Pháp luật là công cụ không thể thiếu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với hoạt động sản xuất kinh doanh ngư nghiệp và đời sống của người dân. Hiện nay, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam đòi hỏi phải có luật cụ thể, rõ ràng, đầy đủ và có hệ thống, cơ chế phù hợp... Chính vì vậy, muốn tổ chức thực hiện quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp một cách hiệu quả, cần có Luật điều chỉnh và các văn bản hướng dẫn thi hành trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế riêng để cơ quan có thẩm quyền có chức năng ban hành những văn bản mang tính độc lập để giải quyết những công việc đặc thù và chủ động hơn nữa trong quản lý dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo.

Để làm được điều đó, các lãnh đạo đơn vị, cá nhân cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, cần nắm chắc các dịch vụ mà cơ quan cung ứng cho người dân, hiểu rõ và tường tận các thuận lợi, khó khăn khi tiến hành quản lý. Từ đó, có những báo cáo, rút kinh nghiệm trong quá trình quản lý, đưa ra những ưu điểm và hạn chế cụ thể để làm căn cứ đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý của Nhà nước đối với dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp còn chưa được điều chỉnh. Ngoài ra, cần thực hiện cơ chế tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tổ chức biên chế và nhân sự một cách chủ động, tạo sự phát triển của tổ chức.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan (2021), Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công phục vụ ngư nghiệp khu vực duyên hải và hải đảo, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 37(4), t 93-102;
  2. Nguyễn Hữu Dũng (2021), Các yếu tố chất lượng dịch vụ hành chính công ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lòng của người dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang?, Tạp chí Khoa học Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh: Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 16(1), 34-45;
  3. Nguyễn Thị Thanh (2020), Chất lượng dịch vụ công phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Tạp chí Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 18(5), tr. 378-389;
  4. Phạm Thị Túy (2014), Thể chế, Tạp chí Lý luận chính trị, 13, tr.1-7;
  5. Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình Kinh tế Thủy sản, NXB Lao động xã hội, Hà Nội;
  6. Bess R. (2012), Public management in New Zealand and its effect on institutional arrangements for managing fisheries, Marine Policy, 36(2), pp. 550-558;
  7. Mosepele, K., & Kolawole, O.D. (2017), Fisheries governance, management and marginalization in developing countries: Insights from Botswana, Cogent Food & Agriculture, 3(1), pp. 1338637-1338659.
 
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số kỳ 1 tháng 3/2023