Luật hóa các quyền về con người ở Việt Nam

Pv.

Việt Nam đã và đang tập trung triển khai mạnh mẽ và đồng bộ công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo khung pháp lý và chính sách ngày càng hoàn chỉnh hơn, góp phần tạo bước phát triển mới cho việc bảo đảm quyền của người dân.

Các quyền con người theo chủ trương, đường lối của Đảng; quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy của Việt Nam. Chỉ tính từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã ban hành hàng chục nghìn văn bản luật và dưới luật, trong đó có những đạo luật trực tiếp liên quan tới lĩnh vực quyền con người như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đặc xá, Luật Trẻ em, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Giáo dục, Luật Bảo hiểm xã hội... Các văn bản quy pháp pháp luật này đã “nội luật hóa” một cách toàn diện những Công ước Quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây. Đây là điều mà trong giai đoạn trước hầu như nước ta chưa làm được.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tập trung triển khai mạnh mẽ và đồng bộ công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo khung pháp lý và chính sách ngày càng hoàn chỉnh hơn, góp phần tạo bước phát triển mới cho việc bảo đảm quyền của người dân.

Hệ thống thiết chế về quyền con người ở nước ta được xây dựng và không ngừng hoàn thiện, bảo đảm các chính sách của Nhà nước được triển khai một cách hiệu quả trên thực tế. Vai trò của các cơ quan kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật được chú trọng, đặc biệt là Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Những năm gần đây, trong mỗi kỳ họp Quốc hội, phần đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ được truyền hình trực tiếp, ngày càng đi vào thực chất và trở thành diễn đàn để người dân, thông qua đại biểu do họ bầu ra, chất vấn chính sách, cách thức điều hành của Chính phủ, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức.

Chính phủ đã và đang cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, tài chính nhằm nâng cao tính dân chủ, hiệu quả, chuyên nghiệp và hiện đại, qua đó bảo đảm tốt hơn quyền của người dân. Đáng chú ý là quyết tâm xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Song song với cải cách hành chính là việc triển khai chương trình cải cách tư pháp sâu rộng nhằm xây dựng hệ thống tư pháp xứng đáng là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp như Hội Chữ thập đỏ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên... tiếp tục tham gia tích cực vào công tác quản lý Nhà nước và xã hội, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng cụ