Khơi dòng vốn từ PPP vào phát triển đô thị thông minh

Quang Tuấn

Phát triển đô thị thông minh là xu thế tất yếu, tuy nhiên, để phát triển đòi hỏi cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. Một trong những kênh huy động vốn quan trọng để phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam hiện nay là thu hút đầu tư qua hình thức hợp tác công tư (PPP).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhu cầu vốn lớn

Trên cả nước đang có hơn 20 tỉnh thành phố đã xây dựng đề án đô thị thông minh như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Huế, Lâm Đồng, Đà Nẵng… và đã từng bước triển khai thí điểm một số lĩnh vực như chính phủ điện tử, y tế thông minh, giao thông thông minh, giáo dục thông minh.

Theo đề án của các tỉnh, đa phần các tỉnh đều xây dựng lộ trình đô  thị thông minh thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đến năm 2020. Hình thành một phần cơ bản các thành phần cốt lõi của thành phố thông minh, bao gồm: Nền tảng kết cấu hạ tầng mạng viễn thông băng rộng, hệ thống các cảm biến, camera giám sát, hạ tầng an ninh, an toàn thông tin, trung tâm dữ liệu…. các cơ sở dữ liệu cốt lõi (dân cư, đất đai, doanh nghiệp…), hoàn thành một phần cơ bản xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng các hệ thống thông minh trong các lĩnh vực thiết yếu, như giáo dục, y tế, giao thông, du lịch, an toàn xã hội và môi trường.

Giai đoạn 2, từ năm 2021 đến 2025 hoàn thành cơ bản các hệ thống thông minh trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, người dân chủ động tham gia quản lý và xây dựng chính sách phát triển xã hội, thông tin, cơ sở dữ liệu trở thành nguồn lực cơ bản trong phát triển xã hội, hình thành nền kinh tế số.

Giai đoạn 3, sau năm 2025, thành phố Hà Nội phát triển ở trình độ cao với đặc trưng của nền kinh tế tri thức.

Nhu cầu vốn đế phát triển đô thị thông minh là rất lớn, cụ thể như ở Hà Nội đã định hướng trong giai đoạn 2016 – 2020, sẽ dành 3.000 tỷ đồng để xây dựng thành phố thông minh. TP. Hồ Chí Minh xây dựng thành phố  thông minh với tổng kinh phí ước thực hiện 2.130 tỷ đồng.

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển, hiện đại hóa về công nghệ hướng đến mô hình đô thị thông minh thì không thể chỉ trông chờ nguồn đầu tư tư ngân sách nhà nước mà cần huy động vốn đầu tư từ hình thức hợp tác công tư.

Để phát huy nguồn vốn từ PPP

Áp dụng hình thức đầu tư PPP và phát triển đô thị thông minh sẽ giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, từ đó thay đổi rõ rệt diện mạo đô thị Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế trong tình hình mới. Tuy nhiên, thực tế là khu vực tư nhân tham gia cung cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển đô thị tại Việt Nam còn khiêm tốn.

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư từ hình thức PPP vào phát triển đô thị thông minh tại nước ta cần có khuôn khổ pháp lý rõ ràng, cụ thể chi tiết đối với hình thức đầu tư PPP nói chung và cụ thể trong từng lĩnh vực của phát triển đô thị thông minh nói riêng. Bởi an toàn pháp lý là điều kiện tiên quyết để triển khai tốt mọi quan hệ đối.

Bên cạnh đó, xác định các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ của khu vực tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Phải có đưa yếu tố lựa chọn dự án lên hàng đầu, phù hợp với chiến lược của phát triển đô  thị thông minh. Đồng thời, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động có hiệu quả, quan hệ đối tác công tư giúp đẩy mạnh sự  tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án có mục đích công cộng, dung hòa giữa động cơ cá nhân và lợi ích tập  thể  thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội.

Nhà nước cần xây dựng những chính sách về tín dụng để các doanh nghiệp tư nhân có khả năng tiếp cận nguồn vốn nhằm cung cấp tài chính cho các hoạt động quan trọng mà khu vực tư nhân tham gia. Cùng với đó, có cơ chế giám sát, thanh tra kiểm tra, theo dõi trong quá trình thực hiện các dự án PPP,

Hình thức PPP có đặc điểm là cả 2 bên đều có lợi có thế nhất định liên quan đến bên kia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Bằng cách tạo điều kiện cho mỗi bên đảm trách phần công việc để mỗi bên đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.