Người Việt xuất khẩu gạo được 2,5 tỷ USD nhưng uống bia hết gần 4 tỷ USD

PV.

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2017 đạt 5,52 triệu tấn, với trị giá 2,49 tỷ USD, trong khi theo Bộ trưởng Bộ Y tế, năm 2017, Việt Nam tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu và gần 4,1 tỷ lít bia. Chi phí cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD.

Việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ tác động đối với sức khỏe và cần có cơ chế quản lý.
Việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ tác động đối với sức khỏe và cần có cơ chế quản lý.

Người dân tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD.

Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43,8% học sinh từ lớp 8-12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% uống đến mức say ít nhất 1 lần.

Nếu tính phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017).

Do rượu, bia đều chứa cồn là chất gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể.
Do vậy, việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ tác động đối với sức khỏe và cần có cơ chế quản lý khác với các hàng hóa thông thường theo hướng phòng ngừa, hạn chế tác hại ngay từ khi con người tiếp cận sản phẩm này.
Không chỉ gây hệ lụy về mặt kinh tế, rượu bia còn gây hệ lụy lớn đến xã hội. Việc sử dụng rượu bia là một trong ba nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi từ 15-49 (chiếm 36,2% ở nam giới, 0,7% ở nữ giới).
Đối tượng nào bị cẩm sử dụng rượu bia
Theo Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, trình Quốc hội sáng ngày 9/11 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết dự thảo cấm một số đối tượng.
Cụ thể, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa các ca trong ngày làm việc; uống rượu, bia tại một số địa điểm.
"Đây là các nhóm đối tượng mà việc sử dụng rượu, bia không chỉ tác động đến bản thân người đó mà còn có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến người khác và cộng đồng, chất lượng lao động và nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước", Bộ trưởng Y tế nói.

Bộ trưởng nêu việc quảng cáo, bán rượu, bia trên mạng xã hội nhiều, chưa có biện pháp hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Quảng cáo bia diễn ra phổ biến, tần xuất cao, quảng cáo nhiều trong các giờ vàng, buổi tối trên sóng truyền hình, phát thanh.

Thực trạng này đã dẫn đến việc quảng bá, thúc đẩy sử dụng rượu, bia và gia tăng trẻ em, thanh thiếu niên sử dụng.

Chính vì vậy, tại điều 11 dự thảo luật, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia không được thực hiện các hoạt động như:

- Nội dung quảng cáo có thông tin, hình ảnh uống, thúc đẩy uống rượu, bia; thông tin không chính xác, không có cơ sở khoa học về tác dụng của rượu, bia đối với sức khỏe; thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự thân thiện, thành đạt, trưởng thành, quyến rũ, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

- Quảng cáo rượu, bia trong các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh hay trên các phương tiện, sản phẩm quảng cáo dành cho trẻ em, học sinh sinh viên, phụ nữ mang thai; các phương tiện giao thông; trên báo hình, báo nói trong thời gian từ 18 - 21h hằng ngày.

- Rượu bia còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân khi là nguyên nhân gây ra của 30 mã bệnh tật; nguyên nhân cấu thành của 200 mã bệnh.