Trạm thu giá BOT: Thêm điều kiện có tránh được vết xe đổ?
Bộ Giao thông - Vận tải đang lấy ý kiến vào dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 49/2016 về trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, trong đó bổ sung nhiều tiêu chí như: Trạm phải nằm trong phạm vi dự án, cách nhau tối thiểu 70km và lấy ý kiến tham gia người dân... Tuy nhiên, những điều kiện này chỉ áp dụng cho dự án mới, những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án đã đưa vào khai thác thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký.
Chỉ áp dụng cho dự án mới
Thông tư 49 hiện hành không quy định các tiêu chí, điều kiện của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong dự thảo sửa đổi, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề xuất 4 tiêu chí, điều kiện mà trạm phải đáp ứng.
Theo đó, trạm thu giá phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và có quyết định thành lập của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (đối với quốc lộ), của HĐND (đối với đường địa phương). Vị trí đặt trạm phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương (HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH, Hiệp hội Vận tải ô tô), đồng thời lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa phương.
Khoảng cách giữa hai trạm ở trên cùng một tuyến đường phải bảo đảm cự ly tối thiểu là 70km, trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ. Cũng theo dự thảo, trạm chỉ được tổ chức thu hoàn vốn cho dự án sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác định đủ điều kiện được tổ chức thu.
Chỉ áp dụng cho dự án mới
Thông tư 49 hiện hành không quy định các tiêu chí, điều kiện của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Trong dự thảo sửa đổi, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề xuất 4 tiêu chí, điều kiện mà trạm phải đáp ứng.
Theo đó, trạm thu giá phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và có quyết định thành lập của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải (đối với quốc lộ), của HĐND (đối với đường địa phương). Vị trí đặt trạm phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương (HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH, Hiệp hội Vận tải ô tô), đồng thời lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa phương.
Khoảng cách giữa hai trạm ở trên cùng một tuyến đường phải bảo đảm cự ly tối thiểu là 70km, trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ. Cũng theo dự thảo, trạm chỉ được tổ chức thu hoàn vốn cho dự án sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác định đủ điều kiện được tổ chức thu.
Trên thực tế, Thông tư số 159/2013 của Bộ Tài chính đã quy định trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và khoảng cách giữa các trạm bảo đảm tối thiểu 70km, trường hợp nhỏ hơn 70km Bộ Giao thông - Vận tải phải thống nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, kết quả giám sát của UBTVQH cho thấy vẫn xảy ra tình trạng trạm thu giá đặt ngoài phạm vi dự án, bổ sung một số hạng mục nằm ngoài phạm vi dự án hoặc cho phép nhà đầu tư thu phí cả tuyến đường ngoài BOT chạy song song với tuyến đường được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT để bảo đảm phương án tài chính của dự án. Một số trạm không bảo đảm khoảng cách tối thiểu 70km.
Điều này cho thấy, để không có thêm những câu chuyện như BOT Cai Lậy hay BOT Thái Nguyên - Chợ Mới thì điều kiện đặt trạm thu giá là cần thiết nhưng chưa đủ.
Nhắc lại tình trạng trên hệ thống giao thông huyết mạch có một số đoạn được “trích ra” để làm BOT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ thuật cầu đường Việt Nam Nguyễn Ngọc Long cho rằng “mọi bức xúc của người dân đều xuất phát từ đây”. Vì thế, theo ông, Nghị định 15/2015 của Chính phủ quy định dự án nào cũng làm BOT được, nhưng đối với lĩnh vực giao thông thì phải quy định rõ tiêu chí lựa chọn dự án BOT.
Cùng quan điểm, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc cho rằng, chủ trương thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là đúng nhưng có những dự án BOT sai lầm về chủ trương đầu tư cụ thể. “Lẽ ra dự án này phải sử dụng hình thức đầu tư khác thì ta lại chọn BOT”, ông Phúc giải thích. “Từ đây, dẫn đến chuyện đường làm một nơi trạm thu phí xây một nẻo, rồi có cả các dự án “ăn theo” công trình BOT”.
Tiêu chí lựa chọn dự án BOT giao thông thực ra đã được UBTVQH chỉ ra trong Nghị quyết 437. Theo đó, UBTVQH yêu cầu các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến độc đạo hiện hữu.