Bộ Tài chính đẩy mạnh công khai, minh bạch trong điều hành giá

Theo baodautu.vn

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ có nhiều yếu tố tác động lên mặt bằng giá, do phải tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng dịch vụ công như giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vì vậy, để đạt được mục tiêu phát triểnkinh tếxã hội 5 năm 2016 - 2020 mà Chính phủ đề ra là “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững…”, BộTài chínhxác định, công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá là rất quan trọng.

Do đó, trong kế hoạch hoạt động của mình, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai, giám sát thực hiện có hiệu quả pháp luật về giá. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trong đó chú trọng nghiên cứu, đề xuất cơ chế quản lý giá đối với các dịch vụ chuyển từ danh mục phí sang thực hiện theo cơ chế giá theo quy định tại Luật phí, lệ phí năm 2015.

Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác phân tích dự báo thông tin thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo quy định của pháp luật. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về giá.

Thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước (nhất là đối với giá điện, dịch vụ công); tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá điện, xăng dầu cũng như các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất vàtiêu dùngcủa người dân; điều tiết hài hòa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng,doanh nghiệpvà Nhà nước. Chủ động áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Luật giá. Bên cạnh đó có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Kiểm soát chặt chẽ giá của các hàng hóa, dịch vụ độc quyền; hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước định giá; hàng hóa dịch vụ thuộc diện bình ổn giá; hàng hóa dịch vụ được sử dụng ngân sách Nhà nước để đặt hàng phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia; hàng hóa dịch vụ công ích; dịch vụ sự nghiệp công. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế đấu thầu, đấu giá, thẩm định giá đối với hàng hóa dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá kết hợp với thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; đồng thời để ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn lậu thuế. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng thao túng thị trường giá cả…