Bloomberg - Bình luận chuyên gia:

Việt Nam trước động thái mới nhất của chính quyền Trump và Trung Quốc

Theo Hoàng An/Trí thức trẻ

TS. Christopher Balding, Phó giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và là một chuyên gia của Bloomberg Opinion đã có bình luận về thuế quan trả đũa của Trung Quốc và những khó khăn của Việt Nam.

Việt Nam trước động thái mới nhất của chính quyền Trump và Trung Quốc .
Việt Nam trước động thái mới nhất của chính quyền Trump và Trung Quốc .

Phóng viên Bloomberg: Thưa TS. Christopher Balding, theo ông Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cảm thấy thế nào trước dòng tweet của Tổng thống Trump?

TS. Christopher Balding
TS. Christopher Balding

TS. Christopher Balding: Tôi không nghĩ là ông Tập sẽ ngạc nhiên với những từ ngữ "lịch sự" đó của ông Trump đâu. Ông Tập hiểu rất rõ Trung Quốc đang ở tình thế ra sao trong cuộc xung đột giữa hai bên, nên tôi không cho rằng ông ấy sẽ ngạc nhiên với điều đó.

Thưa ông, chúng ta hãy nói một chút về tin tức nóng nhất từ Trung Quốc, áp thuế bổ sung với 75 tỷ USD hàng hoá của Mỹ, quan điểm của ông về bước đi này là gì?

Quốc đang rất tích cực để siết chặt nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia, chứ không riêng gì nước Mỹ, chúng ta thấy điều đó với cả các đối tác châu Á và Úc. Phần lớn là để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa trong nước. Nên đối với tôi điều này không bất ngờ.

Tôi khá tò mò về chuyện chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được tái thiết lập ra sao. Nhiều người đã rất quan tâm đến Việt Nam khi Việt Nam ngày càng có nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa. Câu chuyện Việt Nam là "điểm đến tiếp theo" đã xảy ra được một thời gian rồi và lao động của họ đang ngày càng khan hiếm đúng không?

Cũng không hẳn là khan hiếm. Việt Nam chỉ có 30% dân số sống ở khu vực thành thị. Đây vẫn là một quốc gia khá sơ khai và lao động nhàn rỗi vẫn còn. Và bạn thấy đấy, Việt Nam đang tiếp nhận rất nhiều đầu tư cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc và kỳ vọng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tăng năng lực sản xuất trong vòng 20 năm. 

Việt Nam đang vận hành mô hình Just in time ngày càng nhiều, nên bạn có thể thấy năng lực cơ sở hạ tầng từ điện năng, đến đường xá, cầu cảng đều chưa tăng được đáng kể lắm. Vì thế nếu bạn muốn biết là họ đang thiếu năng lực gì thì vấn đề không chỉ là ở lao động mà là cả năng lực điện, đường xá, và những thứ đó thì sẽ không thể cải thiện chỉ sau một đêm được.

Vậy còn ý kiến của ông hồi tháng 5, cho rằng Việt Nam đang giống như Trung Quốc của 20 năm trước, điều đó có đúng không?

Tôi hoàn toàn tin rằng điều đó là đúng đấy. Cả quy mô, độ mở, tốc độ tăng trưởng và nỗ lực cải thiện hạ tầng đều khá đáng kinh ngạc ở Việt Nam. Nhưng một lần nữa, bạn biết đấy, vấn đề không thể ổn thỏa sau một đêm. Quy trình ra quyết định hay triển khai ở Việt Nam rất khác so với phương Tây. Vì thế họ cũng có một tương đồng với Trung Quốc trong quá khứ.

Chúng ta có thể rút ra điều gì từ chiến thuật của Trung Quốc, đây là một sự phản đòn hay chỉ đơn giản là giữ thể diện chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình?

Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump đã ám chỉ trong một bài tweet của mình, ông nói rằng ông sẽ hy vọng thỏa thuận sẽ đạt được vào năm 2020. Nhưng tôi nghĩ rằng cả hai bên đều không muốn nhượng bộ trong cuộc chiến này.

Liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có thể cầm cự khi cuộc xung đột này kéo dài không?
Liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có thể cầm cự khi cuộc xung đột này kéo dài không?

Phía Mỹ nói một cách khéo léo rằng, chúng tôi sẽ chờ đợi và mong đợi một sự nhượng bộ về chính sách kinh tế. Trong khi Trung Quốc thì tuyên bố, về cơ bản, sẽ không thay đổi bất cứ điều gì trong chính sách kinh tế. Tất cả kết thúc vào năm 2020.

Liệu Chủ tịch Tập Cận Bình có thể cầm cự khi cuộc xung đột này kéo dài không?

Dù sự tăng trưởng kinh tế đáng kể ở Trung Quốc dường như đang phụ thuộc nhiều vào thép và bất động sản, khu vực tiêu dùng rất yếu, doanh số bán xe hơi, điện thoại đang giảm.

Nhưng tôi nghĩ rằng ông ấy có thể đấy. Bạn biết đấy, chúng ta đang chứng kiến ​​sự gia tăng của chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa dân tộc. Bạn đã thấy vấn đề của Hong Kong hay Đài Loan. 

Vì vậy, trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc có rất nhiều điểm yếu nhưng về mặt chính trị, Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn còn rất nhiều uy lực.

Just In Time (JIT) là một khái niệm trong sản xuất hiện đại. Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.

Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành