Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần

Các yếu tố tác động đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần

Đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần thứ tư đã và đang cảnh báo những thách thức rất lớn hiện hữu đối với ngành Ngân hàng, trong đó có các ngân hàng thương mại (NHTM). Các NHTM không ngừng thực hiện an toàn vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn cấp 2 nhằm đảm bảo an toàn vốn và huy động vốn. Bài viết này nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM cổ phần tại Việt Nam để xem xét tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và nội tại. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu từ 28 NHTM cổ phần tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2022. Nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng, bao gồm phương pháp SGMM. Nhóm tác giả đã thu được một số kết quả chính như sau: 1 yếu tố tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, các yếu tố còn lại có ý nghĩa thống kê.
Tác động của một số nhân tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của một số nhân tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bài viết nghiên cứu tác động của một số nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 1991-2020 bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất và hồi quy phân vị thông qua các công cụ như cung tiền, nợ công, lãi suất đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ việc sử dụng hồi quy phân vị để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố của chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sẽ xác định được những tác động có thể xảy ra ở các phân vị khác nhau. Các phân vị của các biến trong nghiên cứu có thể sử dụng trong việc xây dựng các ngưỡng trong điều hành chính sách của Chính phủ, đặc biệt trong việc phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa.
9 tháng, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước

9 tháng, CPI tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước

Theo báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/9, tính chung 9 tháng năm nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,16% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát trong tầm kiểm soát. Riêng trong tháng 9, CPI tăng 1,08% so với tháng trước và tăng 3,66% so với cùng kỳ năm 2022.
CPI tháng 7 tăng 0,45%

CPI tháng 7 tăng 0,45%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. Trong đó, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Tăng giá điện liệu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng?

Tăng giá điện liệu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng?

Từ ngày 4/5/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Với việc điều chỉnh giá bán lẻ điện, các chuyên gia cho rằng sẽ không tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Chủ động, linh hoạt tìm cơ hội tăng trưởng

Chủ động, linh hoạt tìm cơ hội tăng trưởng

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính, dù đối mặt với rất nhiều khó khăn song kinh tế Việt Nam năm 2023 dự báo vẫn có thể đạt mức tăng trưởng trên 7%. Muốn vậy, Quốc hội và Chính phủ cần có biện pháp ứng phó chủ động, linh hoạt, kiên quyết và phù hợp với nền kinh tế.
CPI tháng đầu của năm 2023 tăng 0,52%

CPI tháng đầu của năm 2023 tăng 0,52%

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2023 tăng 0,52% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 01 tăng 4,89%; lạm phát cơ bản tháng 01/2023 tăng 5,21%.