Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra cho giai đoạn 2022-2025

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra cho giai đoạn 2022-2025

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã đưa ra quan điểm, định hướng mạnh mẽ về cổ phần hóa, thoái vốn. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nỗ lực triển khai, thực hiện. Theo đó, công tác cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong thời gian tới, nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, cần chútrọng triển khai đồng bộcác giải pháp trọng tâm.
Thủ tướng “thúc” sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng “thúc” sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh và một số đề xuất, kiến nghị

Thực tế cho thấy, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Phê duyệt phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2016-2020; Việc xử lý vướng mắc về tài chính tại các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa; Rà soát diện tích đất của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước...
Vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Giai đoạn 2016-2020, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, song Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty và chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp 2 theo kế hoạch. Bên cạnh đó, công tác thoái vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty đã được triển khai theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, đạt hiệu quả bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; đóng góp tích cực vào thu ngân sách nhà nước.
Những vấn đề đặt ra về quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Những vấn đề đặt ra về quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trong giai đoạn 2016-2020, dù Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong cả nước đã triển khai quyết liệt, song kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không đạt được như kế hoạch đề ra. Trong đó, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước phức tạp, sở hữu nhiều đất đai trong khi một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực đất đai khiến doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian.
Kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Mục tiêu cổ phần hóa (CPH) của Việt Nam được xác định trong Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần bao gồm: Cải thiện cấu trúc thị trường và hiệu quả của nền kinh tế, tăng cường nguồn lực thực hiện các chính sách tài khoá, cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chuyển dần các hoạt động kinh tế sang khu vực tư nhân. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi phải có hình thức cổ phần hóa phù hợp. Bài viết khái quát các hình thức cổ phần hóa của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lập phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với các công ty nông, lâm nghiệp

Lập phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa đối với các công ty nông, lâm nghiệp

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hoàn thành việc cổ phần hóa vào đầu năm 2018 và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào ngày 1/6/2018 với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 96,77% vốn điều lệ. Sau khi có quyết định thực hiện cổ phần hóa, Công ty mẹ - Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã xây dựng 25 phương án sử dụng đất của từng đơn vị để lấy ý kiến các địa phương. Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa đối với các công ty nông, lâm nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Vai trò của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đối với quá trình cổ phần hóa và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước

Vai trò của người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đối với quá trình cổ phần hóa và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước

Các quyết định quan trọng trong quá trình cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, tuy vậy, hầu hết các công việc trực tiếp triển khai thực hiện thuộc trách nhiệm của bộ máy quản lý, điều hành DN. Việc thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo DN đóng vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo tiến độ và kết quả cổ phần hóa DNNN. Bài viết này đóng góp ý kiến về vai trò của người lãnh đạo, quản lý DN đối với quá trình cổ phần hóa và cơ cấu lại khu vực DNNN, từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn tại Việt Nam.
Quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Theo TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế, quản lý đất công hiện đang có nhiều kẽ hở cả về quy định lẫn việc vận dụng, chấp hành luật pháp. Trên thực tế, ngân sách nhà nước (NSNN) thất thu hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn đất, mặt bằng kinh doanh, tài sản công do chưa tính, hoặc không tính đúng, tính đủ giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các giá trị, lợi thế kinh doanh vô hình khác...