Cần trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Cần trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang phải đối mặt với 3 “điểm nghẽn” khó để bứt phá, dù có rất nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, ngoài việc hỗ trợ về cơ chế, chính sách thì việc đưa ra các giải pháp về vốn tài chính, công nghệ, mặt bằng sản xuất… là những trợ lực để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bứt phá.
Cần ưu tiên quỹ đất phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cần ưu tiên quỹ đất phát triển công nghiệp hỗ trợ

Quỹ đất dành cho công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng đang ngày một khan hiếm. Thậm chí, tại những địa phương còn nhiều tiềm năng phát triển thì việc bố trí quỹ đất cho các nhà máy cũng gặp nhiều vướng mắc. Theo các chuyên gia, để phát triển tốt ngành công nghiệp hỗ trợ thì việc bố trí quỹ đất “an cư” cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đang là bài toán khó với nhiều địa phương.
Hỗ trợ đồng bộ và dài hạn nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ đồng bộ và dài hạn nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 6/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, công tác triển khai bước đầu đã đem lại kết quả khả quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển.
 Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi từ làn sóng FDI

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi từ làn sóng FDI

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia như Panasonic, Boeing… mới đây đã xác định chiến lược, cam kết mở rộng đầu tư và đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, đây là áp lực lớn song cũng là cơ hội để Việt Nam thiết lập các chính sách dài hạn, tạo điều kiện môi trường thuận lợi, minh bạch để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm rót vốn và phát triển lâu dài.
Công nghiệp hỗ trợ: Ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt

Công nghiệp hỗ trợ: Ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt

Ngành Dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỷ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ có chiều sâu

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có chiều sâu

Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Đồng cho biết, triển khai Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, thời gian qua, tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ, từ đó có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay, tỉnh có gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ với đa dạng các ngành nghề như linh kiện điện tử, đóng sửa tàu thuyền, linh kiện máy móc, hóa chất, cơ khí…
Cần cơ chế “mở” để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Cần cơ chế “mở” để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay

Sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đều có nhu cầu về vốn để phục hồi, phát triển sản xuất nhưng việc tiếp cận ngân hàng còn gặp không ít trở ngại. Nhiều ý kiến cho rằng, cần có chính sách ưu tiên hơn nữa cho doanh nghiệp trước tình trạng nguyên vật liệu tăng cao, kéo theo sự gia tăng về chi phí sản xuất.