Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển

Phú Yên tạo đà phát triển từ kinh tế biển

Thời gian qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Sáu tháng đầu năm nay, tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh tăng 5,22%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,6%. Trong đó, nổi lên là ngành kinh tế thuần biển đóng góp từ 8-10% GRDP; hình thành năm khu công nghiệp tập trung ở khu vực ven biển với tổng diện tích hơn 460ha, có hơn 80 dự án đầu tư.
Phát triển bền vững kinh tế biển

Phát triển bền vững kinh tế biển

Với định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của người dân và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường biển và chủ quyền biển, hải đảo.
Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam

Thúc đẩy kinh tế biển xanh tại Việt Nam

Kinh tế biển xanh là việc sử dụng bền vững tài nguyên đại dương, cải thiện sinh kế và việc làm, sức khỏe các hệ sinh thái đại dương. Nhận thức đầy đủ vị thế, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế biển, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển bền vững kinh tế biển.
Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022, ngày 12/6, tại TP. Tuy Hòa, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022.
Tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững

Tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững

Đó là chỉ đạo của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh tại Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức hôm qua nhằm đánh giá sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 36 của Trung ương Đảng Khóa XII về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Liên kết hành lang kinh tế biển Bắc Trung Bộ

Liên kết hành lang kinh tế biển Bắc Trung Bộ

Với chiều dài khoảng 250km, tuyến quốc lộ ven biển đi qua các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành trục phát triển mới, kết nối các trung tâm du lịch, đô thị, hành lang phát triển kinh tế trong khu vực, phát huy hiệu quả đồng bộ hạ tầng giao thông, "chia lửa" với quốc lộ 1. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng duyên hải.
Phát triển nuôi biển công nghệ cao

Phát triển nuôi biển công nghệ cao

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ được đánh giá là có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi biển công nghiệp, với bờ biển dài; nhiều diện tích mặt nước đầm, vịnh, bãi triều, cửa sông; nhất là có vùng biển mở gần bờ và xa bờ. Các địa phương đang cố gắng chuyển đổi theo hướng nuôi biển công nghệ cao bền vững.
Phát triển kinh tế biển xanh - Định hướng cần thiết để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Phát triển kinh tế biển xanh - Định hướng cần thiết để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Biển và hải đảo là không gian phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng. Để bảo đảm biển và đại dương có khả năng cung cấp các nguồn tài nguyên tái tạo cùng với các dịch vụ môi trường và hệ sinh thái nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, không ngừng cải thiện cuộc sống của con người, cần một cách tiếp cận mới, bền vững là phát triển kinh tế biển xanh.