Cách lập ngân sách cho con đến tuổi 18

Theo vnexpress.net

(Tài chính) Mỗi đứa bé ra đời là cột mốc quan trọng với bất kỳ gia đình nào, nhưng chi phí nuôi con không hề nhỏ. Do đó, tiết kiệm càng sớm sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho các bậc cha mẹ. Dưới đây là một số cách giúp bạn hình dung việc lập ngân sách như thế nào nếu gia đình đón thêm thành viên nhí.

Tiết kiệm càng sớm sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho các bậc cha mẹ. Ảnh: internet
Tiết kiệm càng sớm sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho các bậc cha mẹ. Ảnh: internet

Tiết kiệm cho con càng sớm càng tốt

Các chuyên gia khuyên bạn nên đưa chi phí giáo dục của đứa con tương lai vào kế hoạch tài chính ngay từ lúc ban đầu. Tiết kiệm càng sớm sẽ tốt hơn, có thể để dành 25 USD đến 50 USD mỗi tháng theo kiểu “tích tiểu thành đại”. Bạn có thể mở một tài khoản dành riêng cho đứa con sắp chào đời, nhưng vẫn đứng tên vợ chồng bạn. Bởi vì cách này giúp bạn được hưởng lợi và ngay khi đứa con sinh ra cũng có thể chuyển tài khoản sang tên đứa trẻ.

Chi phí cho con vào đại học, đối với nhiều gia đình là một khoản khá lớn. Vì vậy, nếu bắt đầu tiết kiệm sớm ngay khi đứa trẻ vừa chào đời, tích lũy mỗi tháng có thể giúp bạn để dành một quỹ tiền kha khá cho đến lúc con bạn bước vào tuổi 18. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc địa điểm sinh sống bởi vì chi phí nhà ở, giáo dục, chăm sóc con cái mỗi khu vực cũng có sự khác nhau.

Dự đoán chi phí mới

Bạn nhận thấy có thể gia đình đón thêm một thành viên mới vì vậy ngôi nhà cần có chút thay đổi. Trong trường hợp này, bạn có thể mua căn mới hay sửa sang lại ngôi nhà bằng cách vay ngân hàng, mượn họ hàng hoặc có thể tìm cách cắt giảm một số khoản chi hiện tại.

Vợ hoặc chồng muốn ở nhà để nuôi con hay cả hai đều có kế hoạch đi làm, do đó bạn cần phải tìm nơi nào để gửi con trong thời gian làm việc. Khi đưa ra những tình huống thuận lợi và bất lợi, bạn có thể linh hoạt hơn trong ngân sách để tiết kiệm và chi tiêu hợp lý trong thời gian tới.

Mua những thứ cần thiết

Theo các chuyên gia, một em bé mới sinh có thể tốn khoảng 10.000 USD trong năm đầu tiên. Cha mẹ nên cân nhắc việc chi tiêu, hạn chế mua những thứ không cần thiết nhằm dành thêm tiền cho đứa con. Ngay khi sắp làm cha mẹ, bạn cố gắng tiết kiệm một khoản tương đương với tiền tã, sữa bột…

Bên cạnh đó, việc mua sắm đồ cho con cũng rất thú vị, nhưng không nên chi quá nhiều vào các món như xe đẩy, ghế ngồi kiểu xe hơi… trong lúc đứa bé chỉ mới lọt lòng. Bạn cần suy nghĩ cho hợp lý hơn nên mua đồ dùng nào cần thiết, kiểm tra về chuẩn an toàn trước khi mang chúng về nhà.

Lập kế hoạch cho trường hợp khẩn

Bạn nên dự trữ tiền mặt phòng trường hợp khẩn cấp, ước chừng mức này ứng với số tiền chi tiêu trong vòng 3-6 tháng. Bạn nên đặt nó vào một tài khoản riêng và có thể kiểm tra mỗi tuần hay mỗi tháng.