Mẹo hay để phụ nữ kiểm soát tài chính sau ly hôn

Phạm Hà (Tổng hợp từ Internet).

"Những năm gần đây, số lượng các vụ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh. Thống kê của ngành tòa án cho thấy, nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ; đến năm 2010, con số này lên tới 126.325 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn cao gấp hai lần so với người chồng. Số năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng là 9,4 năm, riêng ở các khu vực nội thành của các thành phố lớn con số này chỉ dừng lại 8 năm".

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Theo truyền thống, đa số phụ nữ châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đều là những người yêu và tôn trọng người bạn đời. Nhưng, theo cuốn theo sự phát triển chung của xã hội,lịch sử đã sang trang, ngày nay họ không còn đứng lùi lại phía sau và tự bằng lòng với sự phụ thuộc vào chồng. Việc ly hôn dù không muốn nhưng nhiều khi cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên,để tránh rơi vào cuộc sống khốn khổ sau ly hôn, bạn cần quan tâm tới một số vấnđề sau:

1. Khoanh vùng các khoản nợ hiện tại

Sau ly hôn, có nhiều bạn sẽ phải gánh những khoản nợ chung đã được Tòa án phán xử trách nhiệm hoàn trả. Thật không may nếu bạn có thêm mục này, nhưng bạn cũng không nên lo lắng quá, việc đầu tiên bạn hãy liên hệ ngay với chủ nợ để đàm phán, nhiều chủ nợ sẵn sàng tạo cơ hội cho bạn như cho phép bạn thanh toán với mức thấp hơn trong giai đoạn đầu, hoặc kéo dài thời gian thanh toán hơn, hay đôi khi giảm đáng kể số nợ nếu như bạn thanh toán được ngay toàn bộ số tiền bạn đang nợ đấy. Khi đàm phán, bạn nhớ lưu ý vài lời khuyên sau nhé:

Có một kế hoạch để trả nợ:Chủ nợ sẽ dễ bị thuyết phục cho bạn lui thời gian trả nợ hơn nếu biết bạn đang cố gắng tìm thêm việc, bán bớt tài sản,… để trả nợ.

Không thực hiện lời hứa mà bạn không đảm bảo sẽ thực hiện được:Chủ nợ có thể nhượng bộ cho bạn và yêu cầu một thời gian cụ thể bạn thực hiện việc thanh toán, hãy cân nhắc thật thận trọng, sẽ rất phiền nếu bạn đã hứa mà không thực hiện được. Tốt hơn là bạn hãy trung thực về khả năng của bản thân, chỉ chắc chắn sẽ trả nợ bởi đã vay thì phải trả là đương nhiên rồi, còn thời điểm chính xác thì phải đàm phán đã. Bạn cũng đừng quên ghi lại ngày tháng, kết quả đàm phán với chủ nợ, đôi khi nó rất có ích đấy. Hãy kiên trì.

Liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu: Bạn liên lạc để đề nghị gia hạn sử dụng, nếu các đại diện dịch vụ nói họ không thể làm bất cứ điều gì, hãy xin gặp người quản lý, không phải lúc nào cũng là con số không đâu.

Tất cả những lưu ý trên không thể bằng được việc bạn thỏa thuận được với đối tác hôn nhân chịu trách nhiệm trả nợ. Nhưng kể cả khi đạt được thỏa thuận này, cũng không được lơi là với nó nhé. Hãy kiểm tra chủ tài khoản nợ, nếu tên bạn đứng chủ tài khoản thì cần yêu cầu các chủ nợ loại bỏ tên của bạn từ tài khoản. Họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Tuy nhiên, xác suất may mắn này không nhiều đâu, với những chủ nợ là các cá nhân, đôi khi bạn còn phải ứng trước cho cả đối tác rồi thu lại của họ sau đấy. Cần có dự phòng nhé.

2. Đánh giá tình hình tài chính để điều chỉnh lối sống của bạn

Phụ nữ sau ly hôn phải đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống của họ về cả hai mặt tình cảm cũng như kinh tế. Bạn cần sớm đánh giá được tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Chuyển từ vị trí gia đình với hai nguồn thu nhập, nơi mà bạn có thể phụ thuộc vào tiền lương của chồng để trang trải chi phí sinh hoạt sang cuộc sống độc thân với một nguồn thu nhập của riêng bạn. Trước tiên, bạn sẽ phải xem xét lại thói quen, học cách chi tiêu ít tiền hơn. Hãy ghi lại các khoản thu nhập, cân đối với các khoản bắt buộc phải chi, điều chỉnh các khoản chi có thể tiết kiệm được của bản thân. Làm được điều này, bạn đã tránh được bước hụt sâu đầu tiên rồi đấy.

3. Xây dựng quỹ tài chính cho bản thân

Giảm nợ, tăng tiết kiệm, là hai việc rất quan trọng đối với cuộc sống mới của bạn. Làm thế nào mà bên cạnh những nỗ lực để trả hết các khoản nợ mà bạn đã có, bạn vẫn để dành một phần thu nhập của bạn và một tài khoản tiết kiệm sẽ là cách tốt nhất để tránh đi những khó khăn trong tương lai, nó sẽ giải quyết được những tình huống phát sinh đột xuất không có trong kế hoạch chi tiêu mà bạn chưa dự phòng được.

4. Chấp nhận sự trợ giúp từ bên ngoài

Sau ly hôn, bạn sẽ là một người phụ nữ đã ly hôn hoặc người mẹ độc thân. Bạn không việc gì phải xấu hổ hay ngượng ngùng. Có thể bạn không biết quả bom ly hôn đang ngày càng lớn theo sự phát triển của xã hội nên nhiều chính phủ, cộng đồng trong xã hội đã và đang thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các bạn đấy, hãy tìm hiểu, tranh thủ sự giúp đỡ, nhận sự chia sẻ, tư vấn của những người có hoàn cảnh tương tự. Bạn có thể đưa bạn hoặc con cái bạn hòa nhập lại cộng đồng nhanh hơn rất nhiều.

Không ai phủ nhận thực tế là vượt qua một vụ ly hôn đều rất khó khăn cho những người trong cuộc. Nhưng kiểm soát được tài chính của bạn sau khi ly hôn sẽ quyết định sự ổn định lại cuộc sống của bạn sớm hay muộn. Làm theo những lời khuyên ở trên, bạn có thể ngăn được cuộc sống vất vả vì thiếu tiền sau hôn nhân. Nhưng khi bạn đã là người phụ nữ độc lập về tài chính, tương lai của bạn sẽ tươi sáng sớm thôi.