CSER và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Ngày 10/1/2013, được sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) đã tổ chức hội thảo quốc tế “Trách nhiệm xã hội & môi trường (TNXH&MT - CSER) của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của (DN nhỏ và vừa) SMEs tại các nước đang phát triển: Trường hợp của Nam Phi và Việt Nam”.

(DĐDN) - Ngày 10/1/2013, được sự hỗ trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) đã tổ chức hội thảo quốc tế “Trách nhiệm xã hội & môi trường (TNXH&MT - CSER) của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của (DN nhỏ và vừa) SMEs tại các nước đang phát triển: Trường hợp của Nam Phi và Việt Nam”.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày tập trung vào 4 nội dung chính:Trình bày các kết quả của nghiên cứu và thảo luận về các phân tích thực hiện, vào năm 2011, bởi trường Đại học Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học California State ở Monterey Bay (Hoa Kỳ) hợp tác với Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (SISD) của Việt Nam và Tập đoàn Antea của Nam Phi, với sự hỗ trợ tài chính của AFD. Thảo luận các khuyến nghị để cải thiện các thực hành TNXH&MT (cả chính thức và không chính thức) về khả năng cạnh tranh, lao động và tiêu chuẩn môi trường tại Việt Nam và Nam Phi. Nâng cao nhận thức về những thách thức với thực hành TNXH&MT, hiệu quả giám sát, và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác giữa các bên liên quan như các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam, hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công đoàn lao động, và các phương tiện truyền thông. Giới thiệu cuốn sách được soạn thảo dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này và được công bố bởi Ban Nghiên cứu AFD.

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các cuộc điều tra và phỏng vấn với các nhà quản lý tại 60 doanh nghiệp nhỏ và vừa (có quy mô số lượng công nhân từ 5 đến 299) thuộc ba lĩnh vực: may mặc/dệt may/giày da; chế biến nông sản/sản phẩm nước uống, và khách sạn/du lịch tại TP Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận. Nhóm nghiên cứu cũng đã phỏng vấn 300 công nhân, nhân viên trong 44 doanh nghiệp thuộc ba lĩnh vực nêu trên. Ba phương pháp chính được sử dụng để phân tích thông tin, dữ liệu là: điểm lại các công trình nghiên cứu trước đó và khung lý thuyết về TNXH&MT, phân tích định lượng qua bản hỏi phỏng vấn để tìm tác động của TNXH&MT về lâu dài, và mối tương quan giữa TNXH&MT và hiệu năng, năng lực cạnh tranh, phân tích định tính theo phương pháp tiếp cận từ cộng đồng, qua các cuộc phỏng vấn sâu các nhà quản lý và công nhân, nhân viên để tìm hiểu tác động cụ thể của TNXH&MT đến điều kiện làm việc và môi trường làm việc của công nhân, nhân viên.

Dựa trên những cơ sở và phương pháp như vậy, nhómnghiên cứu đã đi đếnnhững kết quả chính bao gồm: Một là, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự tiến triển, cải tiến trong thực hành, vận dụng các quy chuẩn chính thức về TNXH&MT tại doanh nghiệp, song song với các thực hành, vận dụng không chính thức về TNXH&MT được phát triển khá mạnh, rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp, đặc biệt ở VN.

Hai là, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khách hàng từ nước ngoài (trong lĩnh vực dệt may và giày da ở VN và chế biến nông sản ở Nam Phi) có xu hướng áp dụng các quy chuẩn TNXH&MT ở mức cao hơn các doanh nghiệp chỉ có khách hàng tiêu thụ nội địa.

Ba là, các doanh nghiệp có quy mô vừa đạt quy chuẩn cao hơn về TNXH&MT so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp quy mô vừa cũng có nhiều cải thiện về hiệu năng trong sản xuất hơn (như sử dụng ít năng lượng, nước).

Bốn là, còn nhiều hạn chế trong hiểu biết về TNXH&MT đối với các chủ doanh nghiệp và công nhân, nhân viên.

Từ các nhận định trên, nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một số đề xuất chính: Cần nhấn mạnh hơn nữa đến TNXH&MT của các tập đoàn đa quốc gia khi đặt hàng với các đơn vị gia công nhỏ và vừa, cùng chia sẻ chi phí, tạo điều kiện để các đơn vị gia công này áp dụng quy chuẩn chính thức về TNXH&MT; Chú ý đến áp lực thời gian (như tăng ca) rất phổ biến trong các ngành dệt may và giày da ở Việt Nam vì mức lương quá thấp để đảm bảo điều kiện sống và lao động của công nhân; và thách thức về thị trường tiêu thụ. Ngoài ra cần có thêm các hoạt động truyền thông, tập huấn, theo dõi và giám sát nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và thực hành các quy chuẩn chính thức về TNXH&MT cho các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và các công nhân. Đặc biệt, cần có sự tham gia của công đoàn và các cơ quan truyền thông để người lao động có thể bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, và khuyến nghị của mình để cải thiện TNXH&MT tại nơi họ làm việc.
Tổng quan về nghiên cứu "Trách nhiệm xã hội và môi trường (TNXH&MT DN) và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển: trường hợp của Nam Phi và Việt Nam" được thực hiện bởi trường Đại học Kinh doanh Copenhagen (Đan Mạch) và Đại học California State ở Monterey Bay (Hoa Kỳ) hợp tác với Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ (SISD) của Việt Nam và Tập đoàn Antea của Nam Phi vào năm 2011, với sự hỗ trợ tài chính của cơ quan phát triển Pháp (AFD).