4 điểm nhấn kinh tế thế giới tuần từ 18-23/7/2016

PV.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Anh cao nhất trong 11 năm qua, doanh số và sản lượng Hoa Kỳ tăng, Trung Quốc liên tục bơm đồng nhân dân tệ ra thị trường, ngân hàng EU bổ sung 30 - 40 tỷ EUR vốn... là những điểm nhấn của nền kinh tế thế giới trong tuần qua.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh cao nhất trong 11 năm qua

CPI tháng 6/2016 của Anh tăng 0,5% - mức cao nhất kể từ tháng 11/2014, sau khi tăng 0,3% trong tháng 5, do giá máy bay, nhiên liệu và chi cho tiêu dùng tăng, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cách xa mục tiêu lạm phát 2% trong vòng 2 năm tới. Các nhà kinh tế kỳ vọng, việc giảm giá đồng GBP sẽ đẩy lạm phát tăng mạnh trong thời gian tới.

Trong 3 tháng (từ tháng 3 - 5/2016), tỷ lệ thất nghiệp của Anh ở mức 4,9% - thấp nhất trong vòng 11 năm qua. Tổng số người thất nghiệp là 1,65 triệu người, giảm 54.000 người so với 3 tháng trước đó. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế, xu hướng tích cực này sẽ không kéo dài do chịu tác động của Brexit.

Theo khảo sát 132 Giám đốc tài chính (CFOs) của các tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn ở Anh về tác động của Brexit do Hãng Tư vấn Deloitte công bố ngày 18/7, có 73% quan ngại về triển vọng sản xuất - kinh doanh của tập đoàn mình do Brexit sẽ khiến doanh thu và vốn đầu tư giảm đáng kể trong bối cảnh các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động sản xuất - kinh doanh. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2007 khi Deloitte bắt đầu nghiên cứu này; 82% CFOs khẳng định doanh nghiệp của họ sẽ cắt giảm chi phí trong năm 2017.

Kinh tế Hòa Kỳ có dấu hiệu lấy lại đà tăng trưởng

Văn phòng Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ ngày 15/7 dự báo, thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ trong tài khóa 2016 (tính đến hết tháng 9/2016) đạt khoảng 600 tỷ USD, tăng 162 tỷ USD so với tài khóa 2015; tốc độ tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2016 đạt 2,2%, thấp hơn dự báo 2,7% đưa ra vào tháng 2/2016.

Mặc dù vậy, trong tháng 6/2016, kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu lạc quan hơn qua một số chỉ số sau: Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng 0,6% - tháng tăng thứ ba liên tiếp, sau khi tăng 0,2% trong tháng 5/2016, cho thấykinh tế Hoa Kỳ đã phục hồi trong quý 2/2016; Sản lượng công nghiệp của Hoa Kỳ tăng 0,6% - mức tăng mạnh nhất trong 11 tháng, sau khi giảm 0,3% trong tháng 5/2016; CPI tăng 0,2%, bằng mức tăng trong tháng 5/2016 donhu cầu nội địa ngày càng tăng. CPI lõi (không bao gồm chi phí lương thực và năng lượng) tăng 0,2%. So với cùng kỳ năm 2015, CPI tăng 1%.

Trung Quốc đã bơm ra thị trường 105 tỷ CNY

Theo Cơ quan Quản lý ngoại hối nhà nước Trung Quốc cho biết, trong tuần qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) đã thực hiện 4 lần bơm tiền ra thị trường với tổng giá trị 105 tỷ CNY vào thị trường thông qua các thỏa thuận repo, nhằm giảm bớt tình trạng khan hiếm tiền mặt trên thị trường, thay vì cắt giảm lãi suất hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Ngày 18/7, PBoC bơm 50 tỷ CNY (7,6 tỷ USD) vào thị trường liên ngân hàng thông qua các thỏa thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) có kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,25% khi đáo hạn, nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường.

- Ngày 19/7, bơm 60 tỷ CNY (9 tỷ USD) được bơm vào thị trường liên ngân hàng thông qua các thỏa thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) có kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,25% khi đáo hạn, nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường.

- Ngày 20/7, bơm 15 tỷ CNY (2,4 tỷ USD) vào thị trường thông qua các thỏa thuận repo có kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,25% khi đáo hạn.

- Ngày 21/7, bơm 30 tỷ CNY (4,9 tỷ USD) vào thị trường thông qua các thỏa thuận repo có thời hạn 7 ngày, lãi suất 2,25%, đồng thời có 20 tỷ CNY repo đáo hạn, như vậy trên thực tế, PBoC đã bơm 10 tỷ CNY vào thị trường tài chính.

EU phân bổ thêm gói viện trợ mới trị giá 500 triệu EUR

Tập đoàn tư vấn tài chính Boston Consulting Group (Hoa Kỳ) nhận định, các ngân hàng châu Âu cần phải bổ sung 30 - 40 tỷ EUR vốn cho các chi nhánh của họ tại Anh, do chi phí hoạt động của các chi nhánh này trong lĩnh vực thị trường vốn sẽ tăng 8 - 22% do ảnh hưởng của Brexit.

Ngày 18/7, EU công bố kế hoạch phân bổ thêm gói viện trợ mới trị giá 500 triệu EUR (553 triệu USD), nâng tổng số tiền lên 1 tỷ EUR (1,106 tỷ USD), nhằm hỗ trợ nông dân của 28 nước thành viên gặp khó khăn do giá sữa liên tục giảm. Tháng 9/2015, EU đã chi 500 triệu EUR từ quỹ khẩn cấp để hỗ trợ nông dân các nước thành viên, tuy nhiên giá sữa và các mặt hàng nông sản khác của các nước EU vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.