Mỹ đừng sợ đồng Yên thao túng!

Theo cafef.vn

Chiến thắng rõ ràng của ông Shinzo Abe trong cuộc bầu cử Thượng viện vào cuối tuần qua là một bước ngoặt đối với thương mại thế giới.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Người viết bài này là Chủ tịch của Viện Kinh tế quốc tế Peterson.

Thủ tướng Nhật Bản đã cam kết trong và ngoài nước rằng, nếu được phép, nước ông sẽ tham gia các cuộc đàm phán thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và thực hiện những cải cách cơ cấu cần thiết.

Cam kết khai thông ngành nông nghiệp và bảo hiểm được xem là hành động dũng cảm chạy trước những gì được cho là sẽ nhận được sự ủng hộ từ cử tri Nhật Bản. Ông Abe đã có bước đi ấn tượng khác với những nhà lãnh đạo Nhật Bản trong quá khứ khi tận dụng những áp lực bên ngoài để cải cách. Ông là một trong những ví dụ điển hình sau cựu Thủ thướng Trung Hoa Chu Dung Cơ và cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo: chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy cải cách trong nước đáng kể.

Và vấn đề này không chỉ cho chính Nhật Bản. Thêm vào đó, việc Nhật Bản được chấp thuận tham gia các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở ra một triển vọng về sự phù hợp chất lượng cao cho thế kỷ 21, trong đó nhấn mạnh thương mại dịch vụ trong hàng hóa; tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ cũng như bảo vệ môi trường; và mức thuế cũ để tập trung vào các dòng vốn đầu tư và các rào cản phi thuế quan (ví dụ như mua sắm chính phủ).

Quan trọng nhất, việc Nhật Bản tham gia vào TPP sẽ mở ra cơ hội cho một loạt các nền kinh tế kém phát triển trong khi các nền kinh tế tiên tiến yên tâm về tiêu chuẩn. 

Theo phân tích của hai Giáo sư Peter Petri và Michael Plummer tại Brandeis và Johns Hopkins, một thỏa thuận TPP bao gồm cả Nhật Bản sẽ mở ra trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác, sẽ giúp Chile tăng thêm khoảng 1% GDP, Malaysia 5% và Việt Nam 10%. GDP của Nhật Bản và Mỹ sẽ tăng lần lượt 2% và 0,5%/năm thông qua đầu tư qua biên giới gia tăng và nhu cầu gia tăng đối với dịch vụ.

Đáng buồn thay, theo dự đoán, phe phản đối sự tham gia của Nhật Bản trong đàm phán TPP đến từ các nhóm lợi ích của nước Mỹ, bất chấp các công ty và người tiêu dùng Mỹ sẽ có lợi lớn. Các công ty xe hơi “Detroit Three” và công nhân lao động trong nhà máy ô tô Mỹ là những đối tượng bày tỏ mối quan tâm lớn nhất. 

E ngại về việc tiếp cận thị trường xe hơi nội địa Nhật Bản và về thuế xe tải nhẹ (được giải quyết trong một thỏa thuận hai bên giữa Mỹ và Nhật Bản). Bộ phận này yêu cầu chính quyền Obama phải có hình thức bảo vệ chống lại việc đánh giá thấp tiền tệ hoặc thao túng tiền tệ của Nhật Bản. Kiến nghị này đã nhận được sự ủng hộ từ một số thành viên Quốc hội.

Có nên bổ sung các điều kiện về tiền tệ đơn phương trong trường hợp không có cải cách hệ thống giải quyết sự mất cân bằng trên toàn cầu hay không cũng là một vấn đề quan trọng nhưng khó giải quyết. Vì không có định nghĩa được chấp nhận phổ biến về việc định giá một đồng tiền quá thấp, tất cả các qui định hiện nay đều phải được viết dưới dạng qui định hành vi thao túng tiền tệ. Điều đáng lo ngại ở đây là những qui định ấy không ảnh hưởng tới Nhật Bản ở thời điểm hiện tại mà sẽ nhắm đến Trung Quốc và Hàn Quốc. 

Nhật Bản đã không hề đơn phương can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm làm suy yếu đồng yên kể từ 1/4/2004 (trừ thời điểm đồng yên tăng vọt do hậu quả của sóng thần và thảm họa hạt nhân năm 2011. Nhật Bản cũng ngừng hành động này khi bị G20 phàn nàn). Chính phủ của Thủ tướng Abe đã bị ràng buộc theo thoả thuận trước G20 kể từ tháng 12 năm ngoái, cam kết không thảo luận về rớt giá tiền tệ hoặc không can thiệp đơn phương.

Kết quả là, đồng yên đạt giá cao từ mức thấp của 102 yên so với đồng USD vào giữa tháng 5 đến  mức 93 yên vào giữa tháng 6 mà không có phản ứng trực tiếp nào. Như đã biết, dự trữ ngoại hối khổng lồ của Nhật Bản, chỉ đứng sau Trung Quốc, nhắc nhớ về một thời gian dài thao túng tiền tệ trong lịch sử. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện của quá khứ. 

Mặc dù có một số lời phàn nàn không công bằng, nới lỏng định lượng và các hình thức khác của chính sách tiền tệ mở rộng không phải là thao túng tiền tệ. Hành động thao túng tiền tệ thực sự bao gồm các chính sách xuyên biên giới với mục đích chuyển dịch xu hướng giao dịch thương mại, tạo ra tăng trưởng nhờ vào chi phí đến từ các nước khác. 

Trong khi đó, nới lỏng định lượng là chính sách nội địa với mục đích nội địa. Hiệu ứng đối với các nước khác là hiệu ứng lan tỏa mơ hồ. Những nền kinh tế lớn và tương đối khép kín như Nhật Bản hay Mỹ, đối tác thương mại có thể tăng được kim ngạch xuất khẩu nhiều hơn so với những gì họ bị mất từ bất kỳ việc giảm tính cạnh tranh do đồng tiền mất giá.

Nghi ngờ của một số công ty Mỹ về việc thao túng tiền tệ của Nhật Bản dựa trên thói quen xa lánh và cô lập. Trong mọi trường hợp, nỗ lực đơn phương để làm suy yếu đồng yên đã được ngăn chặn nếu như thỏa thuận G20 được kiểm soát tốt. Không có lý do để mạo hiểm các cuộc đàm phán TPP. Sự tham gia của Nhật Bản mang lại lợi ích toàn cầu cho các bên tham gia, đừng vì lo sợ đồng yên thao túng mà ngăn chặn quá trình ấy!