Tổng giám đốcQuỹ tiền tệ quốc tế: Kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm

Theo gafin.vn

(Tài chính) Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn ảm đảm cho dù đã có những dấu hiệu phục hồi, tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Trước đó, trong bản dự báo tháng 7, IMF dự báo, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và 3,8% trong năm 2014. Kể từ đó đến nay, các nền kinh tế phát triển như Mỹ trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu trong khi các nền kinh tế mới nổi bắt đầu thời kỳ suy giảm tăng trưởng.

Kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng dưới 2%, tổng giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn vào năm tới, khoảng gần 3%. Bình luận được đưa ra trước khi IMF công bố bản cập nhật bản báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới vào ngày 8/10. Trong bản dự báo tháng 7 vừa qua, IMF cho biết Mỹ sẽ tăng trưởng 1,7% năm nay và 2,7% vào năm sau.

Bà Lagarde cho biết tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang bị hạn chế bởi chính sách cắt giảm ngân quỹ liên bang được kích hoạt vào đầu năm nay sau khi các nhà lập pháp không đi đến được thỏa thuận ngăn chặn trước kế hoạch thắt lưng buộc bụng.

IMF dự đoán chính sách cắt giảm có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ từ 1,25 đến 1,75 điểm phần trăm. Do đó, IMF kêu gọi các nhà lập phát nên bãi bỏ chính sách cắt giảm, mà thay vào đó là chiến lược giảm thâm hụt dần dần, sẽ có tác dụng tăng ngân khố quốc gia và tốc độ chi cho chính sách chăm sóc sức khỏe Medicare chậm hơn cũng như những lợi ích khác khiến nợ quốc gia ổn định hơn.

Tuy nhiên, các thành viên của hai Đảng Dân chủ và Cộng Hòa vẫn tiếp tục chính sách “bên miệng hố chiến tranh” đối với ngân sách quốc gia. Hai Đảng không hề đi đến một thỏa thuận về ngân sách nhằm ngăn chặn việc đóng cửa một bộ phận chính phủ vào thời điểm năm tài khóa mới khởi động vào ngày 1.10. Cũng không có sự đồng thuận để nâng giới hạn nợ liên bang sao cho chính phủ không bị vỡ nợ, cũng như duy trì khả năng chi trả đến giữa tháng 10.

“Bất ổn chính trị vẫn còn đang tiếp diễn và tác động đến ngân sách quốc gia, trần nợ không mang lại kết quả. Do đó cần phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt để lấy lại niềm tin, phục hồi thị trường và vì một nền kinh tế đích thực”, bà Largade bổ sung.

Tổng giám đốc IMF cảnh báo Washington về những rủi ro lớn trong tương lai đối với chi phí vay nợ của Mỹ nếu các nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng kiểm soát nợ và thâm hụt ngân sách của chính phủ. Hơn nữa, cú shock đó sẽ làm một thảm họa cho người dân Mỹ và các nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, bà Lagarde cho rằng Mỹ cần tiếp tục ủng hộ chương trình giám sát khu vực tài chính. Mặc dù có những yêu cầu mới đối với các ngân hàng cần phải nắm giữ những quỹ thiếu vốn thì hệ thống vẫn không đủ an toàn. Năm năm trước đây, khủng hoảng tài chính đã khiến cho kinh tế thế giới chìm sâu vào giai đoạn thoái trào kể từ thời kỳ Đại Khủng hoảng.

Các nhà hoạch định chính sách cần chú ý tới những vùng đặc biệt nguy hiểm, đặc biệt là thị trường phái sinh và hoạt động cho vay ngầm.

Bà Lagarde cũng cho biết thêm về sự thay đổi trong vai trò lãnh đạo của Mỹ trong quỹ. IMF hoạt động hiệu quả là điều rất quan trọng đối với các thành viên toàn cầu và cho chính nước Mỹ.

Chính quyền Obama đang hối thúc Quốc hội phê chuẩn yêu cầu ngân sách Mỹ chi cho IMF và đồng thời trao quyền hạn lớn hơn cho các nền kinh tế mới nổi như Trung quốc, Mexico và Brazil. Bộ tài chính Mỹ cho rằng những thay đổi như vậy là cần thiết để bảo toàn uy quyền của Mỹ ở một tổ chức có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự ổn định kinh tế toàn cầu trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.

Tuy nhiên, cũng như đối với nhiều vấn đề khác, việc tài trợ cho IMF và những thay đổi trong vai trò quản lý vẫn bị đình trệ bởi các cuộc chiến về ngân sách.