Nâng cao hiệu quả của hoạt động chứng nhận tại Việt Nam

Nguyễn Linh

Để quản lý hoạt động chứng nhận tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP và Nghị định 154/2018/NĐ-CP.
Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP và Nghị định 154/2018/NĐ-CP.

Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo l­ường Chất l­ượng) cho biết, quản lý nhà nước về hoạt động chứng nhận hiện nay được quy định tại hai Luật là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hai luật này đều quy định các tổ chứng nhận phải thực hiện đăng ký lĩnh vực hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chứng nhận là hoạt động kinh doanh có điều kiện, được quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP. Bên cạnh đó, các tổ chức chứng nhận phải thực hiện các quy định về phương thức chứng nhận, về dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy quy định tại Thông tư số 28/2012/TT- BKHCN, Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN, Thông tư số 06/2020/TT- BKHKCN.

Bên cạnh đó, tổ chức ĐGSPH đạt chuẩn mực quốc tế sẽ là nền tảng cho hoạt động kiểm tra, quản lý chất lượng SPHH trong nước, thúc đẩy sự thừa nhận lẫn nhau về kết quả ĐGSPH giữa các nước trong khu vực, quốc tế.

Hơn nữa, việc đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức quản lý chất lượng theo hướng tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước, xác định trách nhiệm và phân công hợp lý giữa các Bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động ĐGSPH cũng gặp không ít tồn tại và bất cập. Có thể thấy việc xã hội hóa hoạt động ĐGSPH sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức ĐGSPH như cạnh tranh về chi phí, thời gian đánh giá, thử nghiệm và cạnh tranh về năng lực của các chuyên gia.

Hiện nay đối với Chương trình chứng nhận mới (Scheme mới) sẽ gặp khó khăn liên quan đến cơ sở đào tạo chuyên gia đánh giá, kinh nghiệm đánh giá (20 ngày công) của chuyên gia.

Bên cạnh đó, có tình trạng không đánh giá đầy đủ theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn nhưng vẫn cấp chứng chỉ, đặc biệt là liên quan đến chứng nhận sản phẩm; không thực hiện giám sát định kỳ theo quy định; cử chuyên gia đánh giá (CGĐG) không có năng lực (chưa được đào tạo CGĐG, không có code phù hợp), CGĐG chưa được phê duyệt, không phải là CGĐG trong hồ sơ nộp đăng ký hoạt động.