Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm

TS. NGUYỄN NGỌC TUYẾN - Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính

(Tài chính) Năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) diễn biến ổn định và đạt mức tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây (năm 2002 – 2014). Trên cơ sở phân tích về những diễn biến và nguyên nhân của lạm phát thấp năm 2014, bài viết đưa ra dự báo về CPI năm 2015 cùng một số những cơ hội và thách thức nhằm góp phần triển khai hiệu quả công tác điều hành giá cả năm 2015.

CPI thấp nhất trong 13 năm qua

Trên cơ sở phân tích, nhận diện những khó khăn và thuận lợi cho phát triển kinh tế trong và ngoài nước, ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2014. Những giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước giảm lãi suất ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, điều hành và quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, giám sát các doanh nghiệp thực hiện giảm giá cước, giá bán hàng hóa tương ứng với tốc độ giảm giá xăng dầu… đã góp phần làm cho nền kinh tế đạt được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn. Đặc biệt, CPI năm 2014 đã tăng ở mức thấp kỷ lục (4,09%) so với tháng 12 năm 2013. Đây cũng là năm CPI có tốc độ tăng ở mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Những đặc trưng của chỉ số CPI năm 2014 có thể đề cập tới, đó là:

Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm - Ảnh 1

Thứ nhất, chỉ số CPI tăng thấp nhất trong 13 năm trở lại đây. Riêng tháng 12/2014, chỉ số CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với dự kiến từ đầu năm 2014 của Chính phủ (7%) và dự báo của các chuyên gia cũng như của các tổ chức kinh tế (6-7%). Nếu so sánh với năm 2008, thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới đến năm 2014 thì CPI có mức giảm rất lớn. Các năm từ 2008 – 2014, có ba năm CPI ở mức cao trên 10% đó là: năm 2008 (19,89%); năm 2010 (11,75%); năm 2011 (18,13%), các năm khác đều có mức tăng trong khoảng từ 6,04 - 6,88%.

Thứ hai, CPI bình quân tháng cũng tăng thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay. CPI bình quân tháng năm 2008 tăng 1,62%, năm 2011 (1,4%), năm 2012 (0,55%), năm 2013 (0,49%) và năm 2014 (0,16%). Hình 2 cho thấy, mức tăng của CPI mỗi tháng trong năm 2014 là khá thấp so với những năm trước, mức tăng CPI bình quân tháng chỉ bằng 1/10 năm 2008, bằng 1/3 so năm 2013.

Thứ ba, biên độ dao động của CPI giữa tháng tăng cao nhất và tháng tăng thấp đang được thu hẹp lại. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, CPI ở các tháng biến động không nhiều và ổn định hơn những năm trước. Cụ thể như: Năm 2012, tháng 7, chỉ số CPI thấp nhất là -0,29%; tháng 9 cao nhất là 2,2%, biên độ dao động khoảng 2,5%; Năm 2013, tháng 2 cao nhất là: 1,32%, tháng 3 thấp nhất: -0,19%, biên độ dao động là 1,5%; Năm 2014, tháng 1 cao nhất: 0,69%, tháng 3 thấp nhất: -0,44, biên độ dao động chỉ còn 1,13%.

Thứ tư, chu kỳ giá được chuyển đổi theo hướng giá chỉ tăng mạnh trong đầu năm và ổn định hơn giữa các tháng sau đó. CPI những tháng đầu năm 2012 – 2014 (dịp Tết Nguyên đán) mặc dù vẫn có mức tăng cao song tháng 1/2014 và tháng 2/2014 (tăng 0,69 và 0,55%), thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012 (1,00 và 1,37%) và năm 2013 (1,25 và 1,32%).

Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm - Ảnh 2

Thứ năm, năm 2014, chỉ số CPI dịp Tết Nguyên đán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức tăng CPI cả năm. Khác với các năm từ 2004 – 2013, CPI dịp Tết Nguyên đán (tháng 1+ 2) chỉ đóng góp tối đa tới 50% tổng mức tăng CPI cả năm, thì năm 2014, CPI dịp Tết đã đóng góp tới 67,4% vào mức tăng giá của cả năm. Đây là điểm nổi bật của năm 2014 so với các năm trước.

Thứ sáu, xu hướng CPI nhóm giáo dục và y tế tác động tới chỉ số giá chung ngày càng lớn hơn nhóm lương thực, thực phẩm. Năm 2005, CPI tăng 8,4% (trong đó chỉ số giá nhóm lương thực thực phẩm tăng 10,8%, giáo dục tăng 5%, y tế tăng 4,9%). Năm 2014, CPI tăng 4,09% (trong đó, nhóm lương thực là 2,61%, nhóm giáo dục là 8,5% và y tế là 2,25%). Mặc dù, có yếu tố tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục 2 năm trở lại đây song những con số trên đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của xã hội theo hướng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục và y tế.

Thứ bảy, xu hướng CPI tăng thấp đã bắt đầu xuất hiện. Nghiên cứu chuỗi số liệu về biến động của CPI các tháng từ năm 2008 đến nay cho thấy, xu thế CPI tăng thấp đã và đang thay thế cho xu hướng tăng cao trong những năm trước đây.

Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm - Ảnh 3

Những nguyên nhân khiến CPI năm 2014 tăng thấp

(i) Cầu tiêu dùng yếu và chưa được cải thiện. Những năm trước khủng hoảng (2006 – 2007) tốc độ tăng  hơn rất nhiều so với dự kiến từ đầu năm 2014 của Chính phủ (7%) và dự báo của các chuyên gia cũng như của các tổ chức kinh tế (6-7%). Nếu so sánh với năm 2008, thời điểm xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới đến năm 2014 thì CPI có mức giảm rất lớn. Các năm từ 2008 – 2014, có ba năm CPI ở mức cao trên 10% đó là: năm 2008 (19,89%); năm 2010 (11,75%); năm 2011 (18,13%), các năm khác đều có mức tăng trong khoảng từ 6,04 - 6,88%.

Thứ hai, CPI bình quân tháng cũng tăng thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay. CPI bình quân tháng năm 2008 tăng 1,62%, năm 2011 (1,4%), năm 2012 (0,55%), năm 2013 (0,49%) và năm 2014 (0,16%). Hình 2 cho thấy, mức tăng của CPI mỗi tháng trong năm 2014 là khá thấp so với những năm trước, mức tăng CPI bình quân tháng chỉ bằng 1/10 năm 2008, bằng 1/3 so năm 2013.

Thứ ba, biên độ dao động của CPI giữa tháng tăng cao nhất và tháng tăng thấp đang được thu hẹp lại. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, CPI ở các tháng biến động không nhiều và ổn định hơn những năm trước. Cụ thể như: Năm 2012, tháng 7, chỉ số CPI thấp nhất là -0,29%; tháng 9 cao nhất là 2,2%, biên độ dao động khoảng 2,5%; Năm 2013, tháng 2 cao nhất là: 1,32%, tháng 3 thấp nhất: -0,19%, biên độ dao động là 1,5%; Năm 2014, tháng 1 cao nhất: 0,69%, tháng 3 thấp nhất: -0,44, biên độ dao động chỉ còn 1,13%.

Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm - Ảnh 4

Thứ tư, chu kỳ giá được chuyển đổi theo hướng giá chỉ tăng mạnh trong đầu năm và ổn định hơn giữa các tháng sau đó. CPI những tháng đầu năm 2012 – 2014 (dịp Tết Nguyên đán) mặc dù vẫn có mức tăng cao song tháng 1/2014 và tháng 2/2014 (tăng 0,69 và 0,55%), thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012 (1,00 và 1,37%) và năm 2013 (1,25 và 1,32%).

Thứ năm, năm 2014, chỉ số CPI dịp Tết Nguyên đán chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức tăng CPI cả năm. Khác với các năm từ 2004 – 2013, CPI dịp Tết Nguyên đán (tháng 1+ 2) chỉ đóng góp tối đa tới 50% tổng mức tăng CPI cả năm, thì năm 2014, CPI dịp Tết đã đóng góp tới 67,4% vào mức tăng giá của cả năm. Đây là điểm nổi bật của năm 2014 so với các năm trước.

Thứ sáu, xu hướng CPI nhóm giáo dục và y tế tác động tới chỉ số giá chung ngày càng lớn hơn nhóm lương thực, thực phẩm. Năm 2005, CPI tăng 8,4% (trong đó chỉ số giá nhóm lương thực thực phẩm tăng 10,8%, giáo dục tăng 5%, y tế tăng 4,9%). Năm 2014, CPI tăng 4,09% (trong đó, nhóm lương thực là 2,61%, nhóm giáo dục là 8,5% và y tế là 2,25%). Mặc dù, có yếu tố tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục 2 năm trở lại đây song những con số trên đã phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng của xã hội theo hướng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục và y tế.

Thứ bảy, xu hướng CPI tăng thấp đã bắt đầu xuất hiện. Nghiên cứu chuỗi số liệu về biến động của CPI các tháng từ năm 2008 đến nay cho thấy, xu thế CPI tăng thấp đã và đang thay thế cho xu hướng tăng cao trong những năm trước đây.

Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm - Ảnh 5

Những nguyên nhân khiến CPI năm 2014 tăng thấp

(i) Cầu tiêu dùng yếu và chưa được cải thiện. Những năm trước khủng hoảng (2006 – 2007) tốc độ tăng trưởng tiêu dùng hàng năm (CP) là trên 14%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cũng đạt mức 6,98% và 7,13%. Từ năm 2010 tới nay, mặc dù CP đã có cải thiện và tăng về số tương đối, song năm 2013 và 10 tháng năm 2014 tốc độ CP chỉ đạt mức 7,53% và 6,5%, trong khi đó tốc độ GDP 2013 là 4,42% và 2014 là 5,8%. Như vậy, so với những năm trước khủng hoảng tài chính thế giới (2008) thì cầu tiêu dùng trong những năm gần đây giảm hơn rất nhiều (mức độ tăng mới chỉ bằng khoảng 50%). Đây chính là nguyên nhân đầu tiên tác động làm cho chỉ số CPI năm 2014 đạt mức thấp.

(ii) Giá xăng dầu giảm mạnh những tháng cuối năm. Giá dầu thô thế giới đầu năm thường giao dịch với mức trên 100 USD/thùng, đến cuối năm 2014 chỉ giao dịch với giá 56 – 57 USD/thùng. Theo đó, giá xăng dầu nhập khẩu giảm và giá xăng trong nước cũng giảm (có lúc đạt mức gần 26.000 đồng/lít). Giá xăng giảm tới trên 30% đã làm cho giá cả nhiều sản phẩm tiêu dùng giảm theo và chỉ số giá tiêu dùng các tháng cuối năm cũng giảm (tháng 11 và 12 có tăng trưởng âm).

(iii) Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng ước đạt mức 13-14%. So với những năm trước khủng hoảng tài chính thế giới với mức tăng 25 – 30%/năm, thì mức tăng này vẫn rất thấp.

(iv) Chính sách thắt chặt tài khóa của Chính phủ, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2014 chính sách tài khóa luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Nhất là trong bối cảnh thu NSNN gặp nhiều khó khăn, khi nhu cầu chi tiêu vẫn rất lớn, thâm hụt NSNN ở mức cao và nợ công đã tới mức giới hạn, Chính phủ buộc phải siết chặt chi tiêu để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Đây là nguyên nhân quan trọng làm cho cầu tiêu dùng thấp và giá cả khó có cơ hội tăng cao.

Thị trường giá cả: Thành công và những dự cảm - Ảnh 6

Dự cảm trong năm mới

Những yếu tố tác động tới lạm phát năm 2015

Một là, kinh tế thế giới dự báo còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2015, kinh tế thế giới đã và đang trong quá trình phục hồi và phát triển song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế Mỹ đã có mức tăng trưởng rất mạnh (5%) vào quý cuối năm 2014, vượt xa mức dự báo trước đó (4%), là dấu hiệu cho những dự báo lạc quan về tăng trưởng của nền kinh tế đầu tàu thế giới năm 2015. Tuy nhiên, những dự báo về quá trình tiếp tục tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc, kinh tế Nhật Bản bước vào suy thoái những tháng cuối năm 2014, tác động xấu từ khủng hoảng chính trị ở Ucraina… là những dấu hiệu cho thấy kinh tế thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2015.

Hai là, giá dầu giảm được dự báo có thể còn tiếp diễn trong năm 2015 và những năm tiếp theo. Thông tin này được khẳng định từ những tuyên bố của Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ nhằm chống lại việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là dầu đá phiến để hạn chế sự phụ thuộc của kinh tế vào các loại nhiên liệu là xăng dầu đang sử dụng hiện nay. Giá dầu thô và xăng dầu giảm sẽ làm cho giá đầu vào của các ngành sản xuất ở Việt Nam giảm và là điều kiện để giảm giá bán.

Ba là, chính sách tiền tệ không có nhiều đột biến so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng tín dụng dự báo ít có những đột biến mạnh trong năm 2015. Bởi do nợ xấu vẫn chưa được xử lý, điều kiện để vay vốn chưa đảm bảo khiến các ngân hàng thương mại khó có thể mở rộng cho vay. Tương tự, tín dụng tiêu dùng cũng khó tăng mạnh bởi do một lượng vốn khá lớn của dân cư hiện còn nằm “bất động” trong các dự án bất động sản. Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua, lạm phát một số năm tăng rất cao và bất thường nên hành vi tiêu dùng của người dân cũng thay đổi theo hướng thận trọng trong tiêu dùng, tăng tiết kiệm. Những nguyên nhân này phần nào khiến CPI khó tăng cao.

Bốn là, chính sách tài khóa thắt chặt sẽ tiếp tục được duy trì. Trước tình hình thâm hụt NSNN ngày càng cao, nợ công sát trần quy định… Chính phủ không thể mạo hiểm nới lỏng chi ngân sách, ngược lại phải duy trì chính sách tài khóa thắt chặt hơn nữa để ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức vừa phải nhằm hạn chế rủi ro cho nền kinh tế.

Năm là, giá cả một số sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước cũng sẽ không có nhiều biến động trong năm 2015. Dự báo lạm phát năm 2015 sẽ dao động quanh ngưỡng 2 – 3%. Mức lạm phát này dự kiến còn kéo dài trong những năm tiếp theo, nhiều khả năng sẽ là suốt giai đoạn 2016 – 2020. Lạm phát và tăng trưởng kinh tế chỉ có thể “đột biến” khi nợ xấu cũng như rủi ro trong nền kinh tế được xử lý và kiểm soát một cách triệt để.

Cơ hội và thách thức

Lạm phát thấp là cơ hội song cũng tạo ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc nhận diện những tác động này là rất quan trọng và cần thiết cho công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.

Cơ hội

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lạm phát thấp sẽ tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, giai đoạn tới là giai đoạn phải chuẩn bị tốt các điều kiện để nền kinh tế có thể hấp thụ được lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng. Nguồn vốn nước ngoài trong những năm tới sẽ là nguồn chủ lực để thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Lạm phát thấp sẽ đảm bảo cho các cân đối kinh tế ổn định và tạo điều kiện tốt để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của các nhà đầu tư được khôi phục và củng cố sẽ tạo điều kiện tốt cho thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế.

- Nợ công có thể được giữ trong giới hạn an toàn bởi do lạm phát thấp, thị trường tiền tệ ổn định, tỷ giá ít biến động, áp lực trả nợ nước ngoài không tăng thêm do yếu tố tỷ giá. Từ đó giúp Chính phủ chủ động trong công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển.

- Giá cả thấp sẽ khuyến khích tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng tư nhân, từ đó làm tăng nhu cầu, yếu tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

- Giá cả thấp sẽ tạo điều kiện để ổn định xã hội, tạo môi trường cho phát triển bền vững.

Thách thức

- Lạm phát thấp, thu NSNN sẽ khó khăn, không đủ cho đầu tư, trả nợ và thực hiện các nhiệm vụ cải cách và phát triển kinh tế - xã hội.

- Giá cả thấp cũng sẽ không khuyến khích đầu tư, tăng trưởng kinh tế vì vậy khó đạt được mức độ cao, mức độ tụt hậu so với các nước sẽ ngày càng doãng xa.

- Lạm phát thấp nếu kéo dài cộng thêm với thâm hụt ngân sách liên tiếp diễn ra dễ dẫn tới suy thoái kinh tế.