Nhật Bản có thể tuột khỏi vị thế cổ đông lớn thứ 2 của IMF


Theo các số liệu từ các tài liệu gần đây, Nhật Bản có thể sẽ không còn là cổ đông lớn thứ hai của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sau khi duy trì vị trí này trong khoảng ba thập kỷ khi tổ chức cho vay đa phương này hoàn tất cải cách hạn ngạch cổ phần vào cuối năm nay.

Nếu sử dụng công thức hiện tại, dựa trên sức mạnh kinh tế, Nhật Bản rất có thể sẽ bị Trung Quốc và Đức vượt mặt.
Nếu sử dụng công thức hiện tại, dựa trên sức mạnh kinh tế, Nhật Bản rất có thể sẽ bị Trung Quốc và Đức vượt mặt.

Nếu sử dụng công thức hiện tại, dựa trên sức mạnh kinh tế, Nhật Bản rất có thể sẽ bị Trung Quốc và Đức vượt mặt.

Do tốc độ tăng trưởng kinh tế ảm đạm của Nhật Bản và sự mất giá của đồng Yên so với đồng đô la Mỹ và các đồng tiền chủ chốt khác, các quan chức cho biết nước này có thể sẽ xếp thứ tư.

Theo các quan chức giấu tên, Chính phủ Nhật Bản ủng hộ ý tưởng tăng nguồn vốn của IMF trong các cuộc đàm phán kín, nhưng nhất quyết giữ nguyên tỷ lệ hạn ngạch hiện tại của quỹ.

IMF thường xem xét hạn ngạch của mình ít nhất 5 năm một lần. Kế hoạch tăng nguồn vốn tài trợ của tổ chức này nhằm mục đích giúp đỡ các nước mới nổi và đang phát triển, những quốc gia đang bị thiếu tiền do đại dịch COVID-19 và các vấn đề khác.

Ngoài việc quyết định số tiền mỗi thành viên cần đóng góp, hạn ngạch còn chủ yếu để quyết định quyền biểu quyết của thành viên đó trong các vấn đề của IMF. Việc tăng vốn trước đây của IMF đã được quyết định vào năm 2010.

IMF, tổ chức gồm 190 quốc gia, đang cố gắng hoàn tất các kế hoạch cải cách vào tháng 12 tới, nếu đạt được thỏa thuận vào tháng tới khi tổ chức này và Ngân hàng Thế giới tổ chức họp thường niên tại Marrakech, Maroc.

Hiện tại, cổ đông lớn nhất của IMF là Mỹ, với 17,4% tổng cổ phần theo hạn ngạch, tiếp theo là Nhật Bản với 6,5% và Trung Quốc với 6,4%.

Theo tờ Kyodo News của Nhật Bản, nếu sử dụng công thức hiện tại, tỷ lệ của Trung Quốc sẽ tăng lên 14,4%, trong khi của Mỹ sẽ trượt xuống 14,8%.

Theo cách tính toán khác nhau dựa trên hoạt động thương mại của mỗi quốc gia, thứ tự xếp hạng sẽ là Mỹ, Trung Quốc, Đức, Anh và Nhật Bản.

Nếu lấy tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa làm tiêu chí, Nhật Bản sẽ đảm bảo vị trí thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc

Các quan chức cho biết, Nhật Bản đã yêu cầu mỗi thành viên tăng vốn theo cách không ảnh hưởng đến xếp hạng hiện tại và cho biết thêm Mỹ, vốn muốn ngăn Trung Quốc có ảnh hưởng lớn hơn trong IMF, cũng kêu gọi tăng vốn mà không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu hiện tại.

Trong khi đó, theo một số quan chức, Trung Quốc và các nước đang phát triển nhanh lại yêu cầu tỷ lệ cần phản ánh quy mô nền kinh tế và các cuộc đàm phán vẫn chưa đi đến hồi kết.

Cho đến nay, tỷ lệ này được xác định chủ yếu theo quy mô của nền kinh tế, phần lớn sử dụng số liệu GDP.

Lần tăng vốn trước đây của IMF phải mất nhiều năm mới được Quốc hội Mỹ thông qua và cuối cùng mới được thực hiện vào năm 2016.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn