VN-Index chạm mốc 300 điểm

Đầu tư Chứng khoán

Thị trường tiếp tục có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp trong tuần này do nhà đầu tư tạm ngừng giao dịch sớm trước đợt nghỉ Tết Nguyên đán. Chỉ số đo lường sức khỏe của thị trường đã chạm mức 300 điểm và nhiều khả năng sẽ xuyên thủng mức này ngay trước khi nghỉ lễ.

Đêm qua, thị trường chứng khoán thế giới vẫn đồng loạt tiếp tục rớt điểm mạnh, đặc biệt Dow Jones đã rớt qua ngưỡng 8 ngàn sau khi nhiều tập đoàn đã công bố kết quả kinh doanh giảm. Đây là khởi đầu không sáng sửa khi tân thổng thống Obama lên nhân chức cùng ngày.

Mặc dù thời điểm hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam không còn ảnh hưởng mạnh theo xu thế của thị trường thế giới nhưng các kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết bắt đầu được công bố. Do đó, biên độ tăng giảm giá của các cổ phiếu cũng lớn hơn, dấu hiệu giá trần và giá sàn đang được hiện rõ. Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh cho thấy giá trị thực cao hơn giá trị giao dịch trên sàn. Tuy nhiên, những thông tin hỗ trợ cho thị trường chứng khoán chưa xuất hiện đã tạo thêm áp lực tâm lý cho những nhà đầu tư khi nắm giữ cổ phiếu. Điều này dẫn đến rất nhiều nhà đầu tư đứng ngoài thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/01/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 300,04 điểm, giảm 2,82 điểm (tương đương giảm 0,93%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 4.917.300 đơn vị, giảm 6,24% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 113,184 tỷ đồng, tăng 3,50% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 316.460 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 9,07 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 5.233.760 đơn vị (giảm 0,96% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 122,257 tỷ đồng (tăng 9,51%).
Mở cửa giao dịch thị trường sáng nay, rất nhiều cổ phiếu vẫn chưa xuất hiện lệnh đặt mua và chào bán như IMP, BHS, BT6, BTC, VHC. Còn các cổ phiếu khác thì khối lượng đặt lệnh đang ngày càng sút giảm so với các ngày trước đó. Mã SGT sau khi tăng trần được 2 phiên trong thời kỳ thị trường khó khăn, thì phiên hôm nay đang cho thấy tín hiệu hỗ trợ yếu dần đi.
Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 1,94 điểm, xuống 300,92 điểm (tương đương giảm 0,64%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 660.120 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 13,55 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 46 mã tăng giá, 46 mã đứng giá tham chiếu, 72 mã giảm giá và 12 mã không có giao dịch. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 7 mã tăng trần là CNT, DHA, GMC, HAX, HT1, TMC, VSG và có tới 10 mã giảm sàn.
Bước sang đợt giao dịch thứ 2, thị trường vẫn cho dấu hiệu trầm lắng ở các nhà đầu tư trong nước. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay lại giảm khối lượng giao dịch xuống, đã làm thị trường ngày càng kém thanh khoản hơn. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 2,84 điểm, xuống 300,02 điểm (tương đương giảm 0,94%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.882.480 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 87,70 tỷ đồng.
Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 300,04 điểm, giảm 2,82 điểm (tương đương giảm 0,93%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 4.917.300 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 113,18 tỷ đồng.
Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 47 mã tăng giá, 80 mã giảm giá, 45 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 10 mã tăng trần, 10 mã giảm sàn và 4 mã không có giao dịch là COM, PMS, TNA, VHC. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 12 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 1 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là HAG. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VPL.
Cụ thể, PVF tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,55%), đạt 18.300 đồng. HAG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 60.000 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, FPT giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,40%), còn 49.700 đồng. DPM giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,60%), còn 33.400 đồng. VIC giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,61%), còn 81.500 đồng. HPG giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,63%), còn 30.100 đồng. VNM giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,78%), còn 83.000 đồng. PVD giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,08%), còn 70.500 đồng. VPL giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,67%), còn 51.000 đồng.
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với 748.640 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 19,26% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.100 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 300 đồng (tương đương 1,72%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 32,94% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SAF, TCR, VSG, BAS, VTB, HAX, L10 lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là PTC với mức tăng 4,82% lên 8.700 đồng (tăng 400 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch là 280 cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,00%, mã RIC đóng cửa chỉ còn 15.200 đồng/cổ phiếu (giảm 800 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 16 nghìn cổ phiếu.
Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TMC, TCT là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 1.000 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 22.000 đồng và 85.000 đồng. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BT6, BMC, VPL là 3 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 2.500 đồng/cổ phiếu.
Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng trần và 3 mã đứng giá. Cụ thể, MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,03%), đạt 3.400 đồng/chứng chỉ quỹ. Còn lại, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ; VFMVF4 là 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ và VFMVF1 là 7.800 đồng/chứng chỉ quỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 38 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 406.830 đơn vị, bằng 8,27% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, GMD được họ mua vào nhiều nhất với 68.270 đơn vị, chiếm 76,48% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như TDH (45.090 đơn vị), VFMVF4 (33.640 đơn vị), VNM (30.390 đơn vị) và FPT (30.330 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SAV (96,36%), SZL (83,33%), PAC (76,67%), GMD (76,48%) và DPR (71,49%).
 
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
STB
 17.100
 (300)
-1,72%
 748.640
SSI
 29.000
 (100)
-0,34%
 315.440
VIP
 10.300
 (100)
-0,96%
 208.040
DPM
 33.400
 (200)
-0,60%
 182.200
REE
 21.500
 100
0,47%
 165.420
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
PTC
 8.700
 400
4,82%
 280
TMC
 22.000
 1.000
4,76%
 5.260
SAF
 18.100
 800
4,62%
 10
HDC
 20.900
 900
4,50%
 3.510
HAX
 14.400
 600
4,35%
 20
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
 Giá
 +/-
%
 KLGD
RIC
 15.200
 (800)
-5,00%
 15.670
CAD
 11.700
 (600)
-4,88%
 1.560
VPL
 51.000
 (2.500)
-4,67%
 28.850
SHC
 18.600
 (900)
-4,62%
 300
SZL
 46.500
 (2.200)
-4,52%
 120