Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Thời gian qua, Ðảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế số hàng đầu tại khu vực. Tuy nhiên, phát triển kinh tế số là chặng đường dài, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp.
Nỗ lực chuyển đổi số trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Nỗ lực chuyển đổi số trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi

“Chuyển đổi số” được coi là xu hướng tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cũng là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với sứ mệnh của một tổ chức tài chính Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng, cũng đang nỗ lực chuyển đổi số, góp phần lan tỏa, thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số và kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số và kinh nghiệm đối với Thái Nguyên

Dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số là xu thế tất yếu và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kinh tế số ra đời dần thay thế cho các khu vực kinh tế truyền thống đòi hỏi cơ cấu lao động phải có những biến đổi phù hợp. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia, địa phương khác nhau được triển khai theo nhiều hướng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của từng quốc gia. Bài viết nghiên cứu thực tiễn xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số của Singapore, Thái Lan và 2 địa phương ở Việt Nam là TP. Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, từ đó rút ra một số kinh nghiệm để xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế số ở tỉnh Thái Nguyên.
Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh kinh tế số

Nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán – Kiểm toán trong bối cảnh kinh tế số

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ - thông tin để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh. Chính vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra 6 trụ cột đối với chuyển đổi số trong các doanh nghiệp gồm: (i) Trải nghiệm số cho khách hàng; (ii) Chiến lược; (iii) Hạ tầng và công nghệ số; (iv) Vận hành; (v) Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp; (vi) Dữ liệu và tài sản thông tin. Vì vậy, việc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp đã có những ảnh hưởng đáng kế đối với nhu cầu về tuyển dụng nhân sự, đòi hỏi các nhân sự tuyển dụng bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên môn cần phải có các kiến thức và kỹ năng số. Bài viết này trao đổi các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Kế toán - kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyền dụng trong bối cảnh nền kinh tế số.
Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam

Những thách thức mới trong quản lý nền kinh tế thâm dụng dữ liệu và một số lưu ý cho Việt Nam

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh, vượt qua sự phát triển của chính sách dựa trên kinh nghiệm, do đó làm tăng rủi ro và tạo ra những thách thức trong quản lý kinh tế - xã hội. Sự phổ biến của dữ liệu trong nền kinh tế mang đến nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng thông qua hiệu quả và đổi mới sáng tạo, nhưng cũng tạo ra một số đặc điểm cấu trúc khiến nó trở nên đặc biệt của mô hình tăng trưởng nội sinh. Điều này cho thấy, các mô hình và chính sách kinh tế của Việt Nam cần có những điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi này.
Chuyển đổi số và tăng trưởng xanh tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Chuyển đổi số và tăng trưởng xanh tác động toàn diện, sâu sắc đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2023 diễn ra chiều 14/6/2023, tại Hà Nội. Diễn đàn có chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Phát triển thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số tạo nền tảng thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử tại địa phương này còn nhiều hạn chế, do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho việc mua - bán, thanh toán qua mạng, vốn đầu tư lớn… Những hạn chế này cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới để thúc đẩy hoạt động kinh tế số ở tỉnh Hưng Yên phát triển ổn định, bền vững.
Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số

Việc xây dựng Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số và kinh tế xanh cần sự song hành

Kinh tế số và kinh tế xanh cần sự song hành

Môi trường sinh thái là một chủ đề được quan tâm trên toàn thế giới trong nhiều thập niên qua và đang đặt ra những yêu cầu, thách thức mới đối với sự phát triển bền vững. Kinh tế số và kinh tế xanh là những chủ đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự về chính sách môi trường và phát triển bền vững. Sự tích hợp giữa kinh tế số và kinh tế xanh dẫn đến những mô hình mới và tạo ra cơ hội phát triển bền vững, cũng như phục hồi kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do tác động của dịch bệnh.