Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đổi mới sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam

Phát triển nền kinh tế thông minh dựa trên đổi mới sáng tạo và hàm ý cho các đô thị của Việt Nam

Các thách thức ngày càng lớn, từ quá trình đô thị hóa, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đã và đang đặt ra yêu cầu tất yếu cần phải hình thành các đô thị đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn, thông minh hơn. Bắt kịp với xu thế toàn cầu và quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, Việt Nam đã và đang vận hành các chiến lược xây dựng các thành phố thông minh tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng... Tuy nhiên, quá trình xây dựng và triển khai các thành phố thông minh trên cả nước đã và đang gặp thách thức. Bài viết làm rõ nội hàm, việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sáng tạo nền kinh tế hướng tới “thông minh” trong dài hạn và đưa ra một số hàm ý chính sách trong bối cảnh phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.
Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Giải pháp phát triển doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Trong những năm qua, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam liên tục có sự tăng trưởng mạnh cả về số lượng, quy mô, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển doanh nghiệp tư nhân cũng đặt ra nhiều vấn đề như: hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế, năng suất lao động còn khiêm tốn; ứng dụng công nghệ cao hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp, chính sách đột phá để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển.
Tạo việc làm bền vững gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động

Tạo việc làm bền vững gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường kết nối cung cầu lao động, tạo việc làm bền vững gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam...
Tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Cửu Long

An ninh phi truyền thống đã và đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc nhận diện các tác động của mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết thông qua việc đánh giá các tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bài viết đề xuất các hàm ý chính sách giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển bền vững.
Định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Định hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam

Khái niệm “kinh tế ban đêm” xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ XX, tạo ra bước chuyển lớn cho các ngành du lịch, dịch vụ, giải trí, văn hóa ở nhiều quốc gia trên thế giới phát triển. Không những vậy, kinh tế ban đêm có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung của nhiều quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc... Việt Nam đã hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế ban đêm nhờ nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú; văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc. Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Bài viết tổng hợp khái quát các vấn đề xoay quanh kinh tế ban đêm và cơ hội phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam.
Tổng quan về công nghệ tài chính và cơ hội phát triển ở Việt Nam

Tổng quan về công nghệ tài chính và cơ hội phát triển ở Việt Nam

Bài nghiên cứu này trình bày tổng quan công nghệ tài chính (Fintech), một tên gọi khác là “tài chính số”. Mục tiêu của nghiên cứu là tóm lược các hướng phát triển chính của Fintech như là giao dịch đầu tư, bảo hiểm, hệ thống thanh toán, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), và đặc biệt là huy động vốn cộng đồng. Nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị liên quan đến chính sách trong lĩnh vực thể chế, điều tiết nhằm phát triển công nghệ tài chính, cũng như những khuyến nghị trong đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển Fintech tại Việt Nam.
Chính sách đúng đắn tạo động lực “cán đích” tăng trưởng

Chính sách đúng đắn tạo động lực “cán đích” tăng trưởng

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù còn gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam với nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Với chính sách đúng đắn tạo động lực “cán đích” tăng trưởng, rõ ràng Việt Nam hội tụ đủ các điều kiện để cất cánh ngoạn mục trong thời gian tới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của 18 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2021 thông qua việc sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để tiến hành ước lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số các yếu tố tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn này như tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, hay tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh như rủi ro tín dụng. Từ đó bài viết đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và phát triển ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thời gian tới.