Trung Quốc không ngừng bơm tiền bình ổn hệ thống ngân hàng


Kinh tế Trung Quốc hiện đang phục hồi, mức độ tăng trưởng mục tiêu 5% có thể đạt được khi mà thị trường bất động sản hồi phục.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Kinh tế Trung Quốc hiện đang phục hồi, mức độ tăng trưởng mục tiêu 5% có thể đạt được khi mà thị trường bất động sản hồi phục.

Số tiền bơm theo kênh trung hạn vào hệ thống ngân hàng Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất tính từ tháng 11/2022, dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi tác động của các biện pháp nới lỏng từ trước đây trong quá trình theo dõi tác động của các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ trước đó.

Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm 170 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 25 tỷ USD vào các ngân hàng thông qua kênh cho vay trung hạn.

Kết quả, trong tháng 4/2023, hệ thống ngân hàng đón nhận 20 tỷ nhân dân tệ, mức thấp nhất tính từ tháng 11/2022. PBOC đồng thời cũng không thay đổi lãi suất cơ bản đồng nhân dân tệ ở mức 2,75% đến tháng thứ 8 liên tiếp, đúng theo dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát mà Bloomberg thực hiện.

Việc thanh khoản bơm vào hệ thống ngân hàng giảm như vậy cho thấy PBOC đang đánh giá tác động từ biện pháp nới lỏng chính sách, khi đó PBOC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời cung cấp thêm tiền để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Số liệu kinh tế từ tháng trước cho thấy rằng quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ đột biến và xuất khẩu tăng cao vượt kỳ vọng.

“Kết quả này đúng với kỳ vọng về khả năng nâng nhẹ lãi suất. Dù chúng ta đã nói đến khả năng cắt giảm lãi suất nhẹ trong năm nay, dường như khả năng đó khó xảy ra”, trưởng bộ phận chiến lược tại ngân hàng OCBC – ông Frances Cheung nói.

Kinh tế Trung Quốc hiện đang phục hồi, mức độ tăng trưởng mục tiêu 5% có thể đạt được khi mà thị trường bất động sản hồi phục, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc – ông Dịch Cương, nói trong cuộc họp của G20 vào tuần trước.

Tính đến hết tháng 4/2023, PBOC như vậy đã bơm vốn vào kênh cho vay trung hạn đến tháng thứ 5 liên tiếp. PBOC đồng thời hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các ngân hàng cho vay trong tháng 3/2023, động thái này nhiều khả năng đã cung cấp thêm ước tính khoảng 500 tỷ nhân dân tệ vốn dài hạn vào hệ thống tài chính. Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc đảm bảo thanh khoản trên các thị trường có thể giúp bình ổn chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay chịu áp lực tăng khi mà kinh tế tăng nhu cầu.

Phiên ngày thứ Hai, lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc tăng 1 điểm cơ bản lên 2,84% bởi thị trường đang giảm dự đoán về khả năng sẽ có đợt hạ lãi suất.

Trong khi PBOC duy trì chính sách ổn định, một số ngân hàng cho vay nhỏ của Trung Quốc đã hạ lãi suất tiền gửi trong tháng 4/2023, động thái này có thể giúp cải thiện lợi nhuận của họ và khuyến khích thêm các hoạt động tín dụng. Theo báo 21st Century Business Herald, cơ chế cho ngân hàng tự quyết lãi suất dưới sự giám sát của PBOC đã giúp các ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện hiện nay.

Trong tuyên bố về chính sách tiền tệ vào ngày thứ Sáu mới đây, PBOC khẳng định kinh tế Trung Quốc đang hồi phục, PBOC tuy nhiên đã không nhắc lại quan điểm từ các cuộc họp trước về việc kinh tế hiện đang chịu áp lực từ nhu cầu suy giảm, cú sốc nguồn cung và kỳ vọng giảm đi.

Lạm phát tại Trung Quốc tháng 3/2023 hạ nhiệt đến tháng thứ 2 bất chấp những dấu hiệu kinh tế phục hồi, đây là dấu hiệu cho thấy tâm lý thận trọng của người dân dù quá trình phục hồi kinh tế nội địa đã vững vàng hơn sau khoảng thời gian Trung Quốc phong tỏa 3 năm do các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Cơ quan Thống kê Quốc gia (NBS) công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 3/2023 tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng tính theo năm cao nhất của lạm phát tính từ tháng 9/2021.

Số liệu của tháng 3/2023 tuy nhiên thấp hơn so với mức tăng 1,0% vào tháng 2/2023 và mức 0,9% mà các chuyên gia kinh tế thực hiện khảo sát.

Các số liệu mới nhất như vậy cho thấy việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc đang không tạo ra áp lực giá cả lớn như tại Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác.

Một phần nguyên nhân của tình trạng này chính là sự suy giảm trên thị trường lao động, vốn thường gây áp lực lên tăng trưởng giá cả. Thất nghiệp tại Trung Quốc hiện đang ở ngưỡng rất cao, đặc biệt trong nhóm người trẻ tuổi. Ước tính trong nhóm tuổi từ 16 đến 24, có đến 18% người lao động đang thất nghiệp.

Chi tiêu nội địa Trung Quốc như vậy không mang đến sự phục hồi tiêu dùng như mong đợi. Dù rằng số liệu từ các cuộc khảo sát kinh doanh, doanh thu phòng vé và dữ liệu giao thông công cộng cho thấy kinh tế Trung Quốc phục hồi trong quý I/2023 khi mà người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng và nhà hàng, dữ liệu cho thấy người tiêu dùng đang thận trọng với chi tiêu vào các hàng hóa đắt tiền ví như ô tô, cùng lúc đó tăng cường giữ tiền mặt.

Theo Trung Mến/thoidai.com.vn