Dòng tiền sẽ tìm đến các cổ phiếu tích lũy (*)


Thị trường tuần này vẫn ở xu hướng lưỡng lự nhưng sẽ chuyển qua trạng thái tích cực. Động lực hỗ trợ đến từ nhóm ngân hàng, tuy không tăng mạnh nhưng hỗ trợ tương đối cho chỉ số.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Hiện nay, dòng tiền đang dịch chuyển qua các nhóm cổ phiếu vừa, nhỏ và sẽ tìm đến các cổ phiếu tích lũy, đón sóng đầu tư công và mở cửa lại nền kinh tế như thủy sản, thép, lương thực phẩm, bán lẻ…

Riêng nhóm cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh 20%- 30% thời gian qua đã phần nào hấp thụ thông tin nợ xấu dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới; và hiện đang trạng thái tích cực cộng với thông tin NHNN ban hành Thông tư 14 sửa đổi Thông tin 01 cho phép các ngân hàng tiếp tục cơ cấu lại nợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Nhóm cổ phiếu này khả năng sẽ đón nhận dòng tiền lớn quay trở lại trong cuối quý 3 và đầu quý 4 khi tình trạng nới lỏng giãn cách, nhiều doanh nghiệp trở lại hoạt đông trong điều kiện bình thường mới.

Tuy nhiên, dòng ngân hàng muốn tăng đòi hỏi lượng tiền khá lớn để kích hoạt. Đó sẽ là những nhà đầu tư lớn, ông chủ ngân hàng, “team” lớn tham gia tạo thanh khoản ở nhóm này. Nhưng “team” lớn họ lại nhìn việc mở cửa thị trường như thế nào, bao giờ sẽ mở cửa. Trong khi đó vấn đề này hiện giờ vẫn là câu hỏi khá mơ hồ, nên nhóm này chưa hành động.

Thị trường chứng khoán dù giãn cách xã hội nhưng nhà đầu tư mở mới tháng 8 đạt 120.000 tài khoản tiếp tục tăng mặc dù trọng điều kiện giãn cách nghiêm ngặt trong thời gian qua, đây là điều tích cực với thị trường.

Nếu cho mở lại hoạt động thì khả năng di chuyển tốt hơn, dòng tiền lúc đó sẽ tham gia tích cực.Bởi hiện tại những người có tiền muốn đầu tư chứng khoán nhưng việc chuyển tiền online khó khăn, ra ngân hàng càng không thể vì giấy đi đường, chi nhánh không mở cửa. Nên nếu mở cửa trở lại những đối tượng đang tham gia thị trường chứng khoán sẽ tăng nguồn tiền đầu tư lên. Bởi nếu mở cửa thì nhiều hoạt động chưa bình thường, dòng tiền vẫn bế tắc phải đi tìm kênh đầu tư nào đó, mà hiện nay là đầu tư chứng khoán.

Yếu tố hiện nay cần chú ý, nếu thị trường tăng lên ngưỡng nào đó có thể đối diện với một kịch bản đã từng xảy ra trong quá khứ. Đó là thời điểm 2007, khi đó thị trường chứng khoán tăng cao, bất động sản cũng tăng. Nhưng khi thị trường chứng khoán bắt đầu đi xuống, thị trường bất động sản vẫn tăng. Và thời gian sau đó thì thị trường chứng khoán sập.

Quan sát cho thấy, hiện nay một số nhà đầu tư đi theo kịch bản cũ, có vẻ họ chờ đợi thị trường chứng khoán bùng lên và họ bán ra, đi lại quy trình cũ. Nhiều người cầm vài ba trăm tỷ và canh khi nào bán ra được, họ cho biết đang canh bất động sản. Nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường bất động sản sẽ có giai đoạn chùng xuống, họ chuẩn bị tiền cho kịch  bản này.

Nếu để ý nhiều doanh nghiệp đang ôm tiền mặt lớn nhưng nợ ngân hàng cũng lớn. Họ chấp nhận vay ngân hàng lãi suất cao, dùng tiền đó gửi tiết kiệm lãi suất thấp. Những doanh nghiệp nào đang tích lũy tiền mặt được, họ chấp nhận không trả nợ ngân hàng, họ đang hướng tới kịch bản, sau giai đoạn khó khăn này sẽ có những lớp doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện là thời điểm giãn cách họ không tiếp xúc được, nhưng sau đó doanh nghiệp nào đang cầm tiền mặt là vua. Sẽ tới lúc tiền mặt là vua. Họ sẽ mua dự án, sẽ M&A hàng loạt dự án.

Hiện nay điểm lo ngại lớn nhất của thị trường là bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Mặc dù P/E hiện nay tương đối hấp dẫn nhưng lượng bán của NĐTNN tăng. Có hai vấn đề, hiện nay có 2 lượng bán ròng tương đối, thứ nhất NĐTNN bán ròng, thứ 2 trong thời gian gần đây bán ròng cổ phiếu quỹ, cổ đông lớn, cổ đông nội bộ. Đây là yếu tố bất lợi cho thị trường. Trong thời gian tới nếu yếu tố này tiếp tục tăng mà dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân mới không cân nổi dòng này thì áp lực thị trường phải đi xuống.

Nhà đầu tư nên thận trọng trước sự tăng quá nóng của những cổ phiếu nhỏ mang tính chất đầu cơ cao, dòng tiền vào nhanh và ra cũng rất nhanh; vì đứng trước những khó khăn như hiện nay thì nhiều khả năng kết quả  kinh doanh quý 3 cảu các doanh nghiệp này kém khả quan nên việc tăng giá này nhiều khả năng đến từ nhóm đầu cơ thoát hàng.

(*) Trích ý kiến của ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á trong bài "Tâm điểm chứng khoán: Khả năng “mở cửa” và dấu hỏi với cổ phiếu ngân hàng"/nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn.