Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những đóng góp tích cực, nhiều dự án FDI đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, tác động lan tỏa tích cực của FDI cũng còn hạn chế. Bằng phương pháp thống kê mô tả dựa trên các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này sẽ làm rõ một vài tác động tích cực, cũng như những hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế trong việc thu hút FDI đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Vai trò của thể chế và độ mở thương mại đối với mức tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam

Vai trò của thể chế và độ mở thương mại đối với mức tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh tại Việt Nam

Nghiên cứu này xác định ảnh hưởng của thể chế và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế của các địa phương tại Việt Nam thông qua kỹ thuật hồi quy phân vị trên dữ liệu bảng của 63 tỉnh, thành phố của nước ta trong giai đoạn 2010-2020. Kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố chịu sự tác động của thể chế và độ mở thương mại khác nhau tùy theo mức tăng trưởng kinh tế ở từng phân vị. Các địa phương có mức tăng trưởng kinh tế thuộc phân vị càng cao thì mức độ tác động của thể chế và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế càng mạnh. Ngược lại, đối với các tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng kinh tế thuộc phân vị thấp thì mức độ tác động của thể chế và độ mở thương mại luôn yếu hơn. Qua đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách về cải thiện chất lượng thể chế và phát triển độ mở thương mại nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố.
Tác động của một số nhân tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Tác động của một số nhân tố vĩ mô lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bài viết nghiên cứu tác động của một số nhân tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong giai đoạn 1991-2020 bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất và hồi quy phân vị thông qua các công cụ như cung tiền, nợ công, lãi suất đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ việc sử dụng hồi quy phân vị để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố của chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu sẽ xác định được những tác động có thể xảy ra ở các phân vị khác nhau. Các phân vị của các biến trong nghiên cứu có thể sử dụng trong việc xây dựng các ngưỡng trong điều hành chính sách của Chính phủ, đặc biệt trong việc phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa.
Tác động của chỉ số cạnh tranh và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tác động của chỉ số cạnh tranh và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá tác động trực tiếp của chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ của PCI và FDI đến tăng trưởng kinh tế tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2020 bằng phương pháp hồi quy GMM hệ thống. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, với kết quả PCI và FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Hoàn toàn có dư địa mở rộng chính sách tài khóa mạnh hơn để kích cầu

Hoàn toàn có dư địa mở rộng chính sách tài khóa mạnh hơn để kích cầu

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trưởng Khoa Kinh tế học Trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) cho rằng, cần mạnh tay mở rộng chính sách tài khóa, ưu tiên các biện pháp kích cầu tạm thời, cố gắng hạ lãi suất cho vay nhưng phải rất cẩn trọng với việc tiếp tục hạ lãi suất điều hành.
Cần có sự hỗ trợ từ ngân sách để thu hút người dân tham gia BHXH

Cần có sự hỗ trợ từ ngân sách để thu hút người dân tham gia BHXH

Chính phủ thống nhất cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để tăng thêm quyền lợi, thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm bảo đảm an sinh xã hội lâu dài cho người dân, thể hiện chủ trương không hi sinh tiến bộ và công bằng xã hội chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Ngân hàng tăng cường “xanh hóa” tín dụng, phát triển bền vững

Ngân hàng tăng cường “xanh hóa” tín dụng, phát triển bền vững

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trước bối cảnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại đã tăng cường “xanh hóa” tín dụng để góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bền vững quốc gia.