Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới

Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh mới

Thời gian qua, thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể bởi những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại. Tăng trưởng hoạt động TMĐT hàng năm thường ở mức rất cao. Tuy nhiên, trên bình diện chung, nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thấy hết hiệu quả mà TMĐT đem lại. Do vậy, tiềm năng phát triển TMĐT tại Việt Nam còn rất lớn.
Tăng cường quản lý trong hoạt động thương mại điện tử

Tăng cường quản lý trong hoạt động thương mại điện tử

UBND tỉnh Bến Tre vừa có Công văn số 4913 gởi Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh, các thành viên của Ban và UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.
Chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử

Chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh có hoạt động thương mại điện tử phát triển sôi động nhất cả nước, nhưng kết quả thu ngân sách từ hoạt động này vẫn chưa tương xứng. Thực tế cho thấy, tuy phát triển mạnh, nhưng công tác quản lý nhà nước còn hạn chế, nhất là quản lý thuế, nguồn gốc hàng hóa, luồng hàng,… dẫn đến không chủ động trong việc ngăn ngừa, xử lý hàng giả, hàng cấm.
Tình hình xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử của Việt Nam và một số khuyến nghị

Tình hình xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử của Việt Nam và một số khuyến nghị

Trong thời đại 4.0, giao dịch điện tử là kênh phân phối mang lại hiệu quả vô cùng lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, xuất khẩu trực tuyến không chỉ là xu hướng mà là điều tất yếu các quốc gia cần quan tâm, thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh so với các nước trong và ngoài khu vực.
Hoàn thiện hành lang pháp lý, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế với thương mại điện tử

Hoàn thiện hành lang pháp lý, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý thuế với thương mại điện tử

Ngày 29/7/2022, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Thuế đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ). Hội thảo nhằm trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả đối với thương mại điện tử và dịch vụ số xuyên biên giới.
Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thói quen thanh toán, khi người dân buộc phải tương tác và giao dịch gián tiếp, làm gia tăng đáng kể lượng giao dịch trực tuyến và thanh toán điện tử. Việc hạn chế tiếp xúc đã thúc đẩy người tiêu dùng thích ứng nhanh hơn với các sàn thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, cùng các hình thức thanh toán không tiền mặt. Xu hướng chuyển đổi này vẫn sẽ tiếp tục duy trì và tăng mạnh ngay cả khi đại dịch kết thúc.