Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 1

 

Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 2

Nhìn lại giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, đại dịch COVID-19 bùng phát, kéo dài đã gây ra những tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước. Thị trường trong nước và xuất khẩu đều bị thu hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng… khiến doanh nghiệp phải đứng trước những thách thức chưa từng có. Không những vậy, những khó khăn này đã kéo dài đến cả thời điểm hiện tại với các hệ lụy không nhỏ tác động tới doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trong giai đoạn khó khăn này, thông điệp “Doanh nghiệp - động lực phát triển kinh tế của Đất nước” luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và là mục tiêu, định hướng trong hầu hết các chính sách. Chính vì vậy, đầu năm 2022, các giải pháp hỗ trợ lớn chưa từng có tiền lệ đã được triển khai thông qua Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 do Quốc hội ban hành, với hàng loạt các gói hỗ trợ tài khóa và tiền tệ.

Theo đó, Quốc hội giao các bộ theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 17 văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn để sớm triển khai thực hiện ngay từ quý I/2022, nhất là những chính sách hỗ trợ dòng tiền, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, các cấp, ngành ở trung ương và địa phương đã tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người dân về các chính sách của Chương trình để thực hiện hiệu quả, sớm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững. Thủ tướng Chính phủ đã có 3 công điện đôn đốc, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 3

Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao, thực hiện và hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu và tiến độ đề ra, đã ban hành 20 văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết.

Có thể khẳng định, đây là nỗ lực rất lớn khi nhiều chính sách có nội dung mới, chưa từng có tiền lệ nhưng đã được nghiên cứu, xây dựng theo trình tự, thủ tục của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, được đánh giá kỹ lưỡng tác động ở nhiều chiều trước khi ban hành. Các chính sách mang tính nhân văn, hướng đến hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, chia sẻ khó khăn của người dân và doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả, được người dân, doanh nghiệp, cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Theo thống kê, các chính sách tài khóa là chủ yếu, chiếm khoảng 83% tổng giá trị Chương trình phục hồi. Là cơ quan tham mưu cho Chính phủ liên quan đến điều hành chính sách tài chính - ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã chủ động trong điều hành, để vừa đảm bảo dự toán thu ngân sách, vừa đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán Quốc hội phê duyệt, chi cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh và chi an sinh xã hội.

Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 4

Có thể thấy, những chính sách này đã được xây dựng, đề xuất dựa trên quan điểm: Bộ Tài chính luôn đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp. Thông qua các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho ngân sách, nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.

Dành lời khen cho sự chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sức mạnh trong việc thực hiện chính sách tài khóa đến từ việc Chính phủ, Bộ Tài chính đã duy trì một lập trường tài khóa linh hoạt, hiệu quả khi thực hiện miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí. Nhưng cái được lớn hơn là doanh nghiệp phục hồi, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và quay trở lại đóng góp cho nguồn thu ngân sách. Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp tục được duy trì và chính sách tài khóa vẫn được coi là bệ đỡ, là trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Đất nước.

Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 5
Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 6

Với sự đồng lòng, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thời gian qua, việc thiết lập chính sách tài khóa tạo động lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi nền kinh tế đã phát huy hiệu quả, bám sát các mục tiêu và yêu cầu đề ra.

Trong suốt thời gian qua, chính sách tài khóa được ban hành đều thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó của Chính phủ. Đánh giá thực chất tác động của các chính sách đã ban hành, dưới góc độ của mình, các doanh nghiệp ghi nhận những nỗ lực, sự đồng hành, sẻ chia của Chính phủ và Bộ Tài chính đối với cộng đồng doanh nghiệp khi “thiết kế”, ban hành kịp thời các chính sách hỗ trợ.

Trong số đó, các chính sách về giảm hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiền thuê đất và các loại thuế phí khác được đánh giá cao nhất về mức độ hữu ích vì phần lớn các doanh nghiệp tiếp cận được và hưởng lợi trực trực tiếp từ các chính sách. Đây là những chính sách ban hành rất “nhân văn”, thiết thực, đúng, trúng đối với những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 7

Có thể khẳng định, việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là quyết sách đúng đắn, kịp thời, nhận được sự ủng hộ, đồng lòng, phối hợp triển khai chặt chẽ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế.

 

Trong bối cảnh xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, việc giảm thuế GTGT góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế. Trong vòng tròn khép kín, thì người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp, song doanh nghiệp cũng gián tiếp trở thành động lực phát triển. Nếu doanh nghiệp phát triển sẽ thanh toán được nợ ngân hàng, thanh toán được nợ trái phiếu, tạo được việc làm, thanh toán được bảo hiểm, nộp thuế đầy đủ... nuôi dưỡng được các nguồn thu và nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế”.

Bà Đỗ Thị Thủy - Giám đốc Công ty TNHH CEDO Việt Nam

Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 8
Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 9
Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 10
Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 11
Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 12Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 13
Chính sách tài khóa: “Bệ đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển - Ảnh 14

10:18 03/06/2024