Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 1
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 2

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp...

Cơ quan Hải quan đã khởi tố 18 vụ, và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 59 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước:  314,8 tỷ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuyến đường bộ: Ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 4.962 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.253 tỷ đồng.

Mặt hàng pháo nổ: Trong 06 tháng đầu năm 2023, cơ quan hải quan bắt giữ nhiều vụ việc vận chuyển pháo nổ qua biên giới.

Hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu: Vụ việc ngày 18/4/2023, Cục Điều tra chống buôn lậu khởi tố vụ vận chuyển trái phép của Công ty Bisuvina khai sai tên hàng để nhập khẩu hàng cấm, hàng có điều kiện, trị giá tang vật trên 08 tỷ đồng.

Mặt hàng đường kính (đường ăn): Tình hình buôn lậu đường kính thời gian qua diễn biến hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng tập trung tại địa bàn Quảng Trị, Long An, Đồng Tháp. Cơ quan hải quan đã bắt giữ 31 vụ, thu giữ trên 82 tấn đường kính.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 3

Tuyến đường biển: Ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 2.284 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 1.220 tỷ đồng.

Đối với mặt hàng xăng dầu: Trong 06 tháng đầu năm 2023, ngành Hải quan đã bắt giữ 5 vụ việc, thu giữ trên 37 mét khối dầu D/O, FO, 25 mét khối xăng  trị giá trên 26 tỷ đồng.

Đối với mặt hàng động, thực vật hoang dã thuộc danh mục CITES: Trong năm 06 tháng đầu năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện bắt giữ 15 vụ việc, tang vật bao gồm 8,3 tấn ngà voi, 37 kg sừng tê giác, 51mgỗ, các sản phẩm như xương, thịt của động vật.

Đối với mặt hàng phế liệu:  Thời gian qua, hoạt động nhập khẩu, mua bán phế liệu ở nước ta có chiều hướng tăng mạnh, diễn biến phức tạp, nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng môi trường sống, gây bức xúc trong dư luận.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 4
Tuyến hàng không: Ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 822 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 201 tỷ đồng.
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 5

Trong 6 tháng đầu năm 2023, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Bộ đội biên phòng phát hiện, bắt giữ 140 vụ/148 đối tượng (trong đó cơ quan Hải quan chủ trì 70 vụ), giảm 7,3% về số vụ và tăng 0,7% về số đối tượng so với cùng kỳ năm 2022 (151 vụ/147 đối tượng).

Tuyến đường hàng không, bưu điện quốc tế và chuyển phát nhanh

 

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, cất giấu ngày càng tinh vi, biến hóa, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng như đóng gói trong các vật phẩm chứa định dạng dễ che giấu như: túi café hòa tan, dầu gội đầu, kem đánh răng... Sau khi cất giấu, trộn lẫn ma túy trong hàng hóa thì dập nắp giống của nhà sản xuất.

Cơ quan Hải quan đã chủ động phát hiện, chủ trì bắt giữ 53 vụ việc với 30 đối tượng, tang vật thu được gồm 66,8 kg cần sa, 5,9 kg heroin 4,3 kg cocain, 104,9 kg  và 9.395 viên ketamin , 444,9 kg ma túy tổng hợp, 3,8 kg ma túy loại khác.

Tuyến hàng không là địa bàn trọng điểm diễn ra hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy vào Việt Nam, tập trung chủ yếu qua cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng với các loại ma túy tổng hợp, các loại thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện, hướng thần, cần sa.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 6
Tuyến đường bộ

Các đối tượng tội phạm ma túy thường lợi dụng đường biên giới dài, địa hình phức tạp, nhiều đường mòn, lối mở và kẽ hở, chính sách tạo thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quy trình thủ tục hải quan và các chính sách quản lý liên quan để trà trộn, cất giấu, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào, Campuchia vào Việt Nam qua các tỉnh Tây Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nam Bộ

Cơ quan Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng phát hiện, bắt giữ 84 vụ với 118 đối tượng.

Tuyển đường biển

Các đối tượng sử dụng phương thức thủ đoạn tinh vi, dưới danh nghĩa hàng kinh doanh như khai tên hàng hóa không đúng với thực tế, khai không chính xác, đầy đủ tên hàng hóa, khai sai hàm lượng tiền chất chứa trong hỗn hợp chất, hàng hóa.

 

Phương thức, thủ đoạn hoạt động chủ yếu của tội phạm ma tuý như ngụy trang, cất giấu trong phương tiện, hàng hóa, hành lý, trong người; tổ chức móc nối, thuê đối tượng vận chuyển là phụ nữ, lao động làm thuê, thất nghiệp, cải trang… hoặc lợi dụng đêm tối để vận chuyển trái phép chất ma túy.

Đặc biệt, thời gian gần đây xuất hiện tình trạng ma túy trôi dạt trên các vùng biển miền Trung (TP. Đà Nẵng, Bình Thuận, Quảng Nam,...) được đóng dưới dạng gói trà xanh, bao bì đều in chữ nước ngoài (chủ yếu là tiếng Thái Lan và Trung Quốc).

Theo nhận định chung, số ma túy này có nguồn gốc từ khu vực Tam giác Vàng do tổ chức tội phạm ma túy quốc tế vận chuyển bằng đường biển qua vịnh Thái Lan đi các nước tiêu thụ. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, thu thập thông tin, nắm tình hình để có phương án đấu tranh với loại tội phạm này qua tuyến đường biển.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 7
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm - Ảnh 8

- Bám sát và thực hiện quyết liệt các chỉ đạo, chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm; Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa và Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các cảng hàng không quốc tế...

-  Rà soát, hoàn thiện các văn bản, chính sách trong lĩnh vực hải quan nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong quy trình, thủ tục hải quan mà các đối tượng buôn lậu lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại.

- Hiện đại hóa trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan phục vụ cho công tác giám sát trực tuyến, soi chiếu, phân tích hình ảnh để kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, đảm bảo vừa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại vừa phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, ma túy qua địa bàn hoạt động hải quan.

- Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp với các lực lượng chức năng trong và ngoài nước trong việc xây dựng các phương án, kế hoạch điều tra, xác minh, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các đối tượng có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại mại và hàng giả trong lĩnh vực hải quan.

17:13 20/07/2023