1. Không có gì là giới hạn: Đức là quốc gia duy nhất ở châu Âu không có giới hạn tốc độ trên phần lớn hệ thống đường cao tốc. Ở Đức, độ tuổi tối thiểu được cấp giấy phép lái xe có người giám hộ là 17, đến 18 tuổi mới có thể lấy bằng lái không bị hạn chế.2. Chuẩn bị tinh thần ứng phó: Theo số liệu của Hiệp hội ôtô Đức ADAC, tắc đường tăng khoảng 15% vào năm 2016 so với 2015. Nguyên nhân từ việc ngày càng nhiều xe chạy trên cao tốc cũng như số lượng công trình xây dựng tăng. Vì thế các tài xế sẽ mất nhiều thời gian hơn và cũng sẽ căng thẳng hơn trong việc đi lại, đặc biệt ở những khu vực xung quanh các thành phố lớn.3. Những kẻ bám đuôi: Thậm chí khi đang lao vun vút trên Autobahn, bạn vẫn có thể cảm thấy chưa đủ nhanh. Một số tài xế Đức có thể chạy xe ngay phía sau và tìm cách "đẩy" bạn sang một bên. Họ có thể nháy đèn khiến bạn thấy căng thẳng. Một điều nữa là hoàn toàn không nên chiếm làn chạy nhanh - tức làn sát dải phân cách giữa đường và chỉ dùng khi cần vượt xe khác. Tuy nhiên cũng đừng để các tài xế khác bắt nạt mình.4. Mỉm cười với camera: Hãy để ý những chiếc camera tốc độ. Chúng được sử dụng rộng rãi ở Đức, từ đường Autobahn cho đến các khu vực nội đô. Thiết bị có dạng hộp được đặt gần đường đi và thường "chộp" bạn vào những lúc bất ngờ. Nếu bạn lái xe quá tốc độ quy định, một vé phạt sẽ được gửi tới tận nhà, kèm theo một bức ảnh bạn đang cầm vô-lăng và rõ biển số xe để khẳng định việc bạn vi phạm luật.5. Điện thoại là thứ cấm kỵ: Cầm điện thoại di động trong lúc đang lái xe là tuyệt đối không nên. Nếu bị bắt gặp, bạn có thể bị phạt 124 USD và trừ một điểm trên bằng lái. Các mức phạt sẽ tăng nếu tài xế liên quan tới tai nạn, và có thể bạn sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe. Mức phạt với việc sử dụng điện thoại di động tăng từ 2017, vì thế sử dụng các thiết bị kết nối không dây là lựa chọn đáng quan tâm. Thậm chí người đi xe đạp dùng điện thoại cũng bị phạt.6. Nhường đường: Khi tắc đường, bạn vẫn cần tạo sẵn một làn cho xe cứu thương và xe cảnh sát, cho dù khi đó bạn chưa nhìn hay nghe thấy các tín hiệu đặc trưng của hai loại xe chuyên dụng này từ phía sau. Nếu không, bạn có thể bị phạt ít nhất 250 USD và bị trừ điểm bằng lái.7. Luôn đề phòng: Bạn cần đặt các tín hiệu cảnh báo trong trường hợp hỏng xe giữa đường hay gặp tai nạn. Có nghĩa là phải để một miếng tam giác màu cam trên mặt đường, mặc áo phản quang - cả hai thứ này phải luôn có trong xe. Bạn cũng phải mang theo một bộ sơ cứu mỗi khi ngồi vào ôtô.8. Lái xe dưới tác dụng của chất cồn: Ở Đức, không có sự khoan dung cho cả tài mới lẫn các tài xế chuyên nghiệp. Giới hạn là 0,5% nồng độ cồn trong máu. Người đi xe đạp có thể không được vượt quá 1,6%. Các mức phạt bắt đầu từ 623 USD, trừ điểm bằng lái và thậm chí là treo bằng một tháng.9. Lốp mùa đông: Tài xế cần lắp lốp xe mùa đông khi mặt đường bắt đầu trơn trượt và có bùn nhão, băng hay tuyết. Ở Đức, kinh nghiệm là điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào giữa tháng 10 và Lễ Phục sinh. Vẫn để lốp mùa hè lái xe trên mặt đường trơn, bạn có thể bị phạt và trừ điểm bằng lái. Không dùng đúng loại lốp mùa đông, bạn có thể không được bảo hiểm thanh toán nếu gặp tai nạn.10. Cách tiếp cận thư giãn: Để lái xe trên cả đường Autobahn và đường nội thị ở Đức, cách tiếp nhất là thiền: hãy chủ động thời gian và đừng để bản thân trở nên kiệt sức. Bên cạnh đó, còn có các lựa chọn mở rộng như tàu và phương tiện công cộng khác. Bạn có thể không muốn phải ngồi vào ôtô, mà có thể mua vé tàu rồi khoanh chân tận hưởng hoàn toàn chuyến đi.

10 thực tế chứng minh lái xe trên Autobahn “không như là mơ“

Theo Mỹ Anh/vnexpress.net

Đường cao tốc ở Đức nổi tiếng thế giới vì không giới hạn tốc độ, nhưng các tài xế được khuyến cáo chỉ nên chạy tới 130 km/h, theo DW.

Tin nổi bật