3 bí quyết đổi mới thành công

Theo Entrepreneur

Rất nhiều lần trong sự nghiệp doanh nhân của mình, bạn sẽ cần tạo nên một sự thay đổi thay đổi rõ nét trong công ty của mình. Bạn sẽ bước vào các thị trường mới, kiểm tra kỹ lưỡng các dòng sản phẩm hoặc lập nên các trò chơi dịch vụ khách hàng. Khi thành công, bạn sẽ làm như vậy với tỷ lệ lớn.

3 bí quyết đổi mới thành công
Ảnh minh họa. Nguồn:Internet
Theo một nghiên cứu do Greg Shea , phó giáo sư trường Đại học Pennsylvania, khoa Wharton và là đồng tác giả cuốn sách mới Leading Successful Change (do nhà xuất bản Wharton Digital ấn hành năm 2013) thì hơn một nửa sáng kiến đổi mới của các doanh nghiệp thất bại.

Vị phó giáo sư đã dành hàng thập kỷ để giúp các công ty thực hiện đổi mới thành công. Ông lập luận rằng những sáng kiến thay đổi này thường chết yểu vì hầu hết mọi người đã bỏ qua một nhân tố quan trọng: hành vi của con người.

Khi tính toán đổi mới thì người thiết kế ra nó cần luôn suy nghĩ về hành vi của con người. Shea cho rằng: "Nói chung mọi người thường cư xử theo cách có lợi cho họ. Họ thích nghi với môi trường mà họ đang sống. Nếu môi trường không thay đổi thì họ cũng không thay đổi”.

Để tạo ra sự thay đổi hiệu quả, hãy nỗ lực chú trọng tới vai trò của các nhân viên. Shea đặt câu hỏi: " Những hành vi nào sẽ giúp những thay đổi đó diễn ra?” Và hơn tất cả, môi trường nào khuyến khích những hành vi đó?

Để trả lời những câu hỏi này và tạo ra được sự thay đổi hiệu quả, hãy thử ba bí quyết sau:

1. Tạo ra một bối cảnh.

Để hiểu những gì cần thay đổi, hãy mô tả một bối cảnh trong tương lai lý tưởng của bạn, giải thích những việc nhân viên của bạn có thể sẽ đang làm khi sự thay đổi xảy ra. Ví dụ, nếu bạn muốn các sáng kiến đổi mới xuất hiện một cách có tổ chức hơn, thì hãy mô tả giai đoạn phát triển của một sản phẩm nếu đó là điều bạn mong muốn. Mọi người phải có những kỹ năng gì? Họ sẽ kết nối thông tin ra sao? Ai sẽ tham gia vào quyết định nào?Nhân tài sẽ được tặng thưởng và đánh giá như thế nào”? Shea gợi ý: "Hãy nghĩ về xem mọi thứ sẽ như thế nào nếu bạn thực hiện thay đổi”.

Một số công ty tạo ra nhiều bối cảnh khác nhau trước khi có được bức tranh rõ ràng hơn về sự thay đổi thực sự, nhất là nếu sự thay đổi đó diễn ra đồng bộ và kéo theo sự tham gia của nhiều người chơi. Một số công ty khác lại cảm thấy một bối cảnh là đủ rồi. Shea cho rằng: "Bạn sẽ hoàn thành khi cảm thấy rằng có đủ cơ sở để tìm ra cách tạo ra sự thay đổi đó”.

2. Trò chuyện với các thành viên khác trong công ty.

Khi bạn đã tạo ra một bối cảnh, hãy tập hợp những người có hành vi sẽ chịu ảnh hưởng của bối cảnh đó- những người sẽ duy trì sự thay đổi đó. Ví dụ, nếu những người quản lý bệnh viện muốn giảm lượng bệnh nhân tái nhập viện, họ sẽ phải trao đổi với các ý tá, bác sỹ, nhân viên xã hội và những người chăm sóc bệnh nhân những người thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân trở lại. Shea cho rằng: “Sự thay đổi thể hiện ở nhiều việc nhỏ tại nơi làm việc. Những người ở vị trí cao nhất không biết nhiều đến điều đó”.

Hãy cho nhóm lãnh đạo một cơ hội xem xét và thảo luận về những bối cảnh mà bạn tạo ra. Hãy hỏi xem liệu những bối cảnh đó có thực tế không? Liệu có các rào cản nào khác ngăn trở những hành vi này không? Họ sẽ thêm gì vào trong bối cảnh đó? Bạn sẽ không chỉ có những hiểu biết có ích để vẽ nên một bức tranh hiệu quả hơn mà còn có được cảm tình của những người chịu trách nhiệm ban hành sự thay đổi đó.

3. Suy nghĩ lại về môi trường làm việc.

Đã có được sự định hướng từ những bối cảnh và những cuộc đối thoại, giờ bạn hãy nghĩ đến việc môi trường làm việc cần thay đổi như thế nào để thúc đẩy các hành vi mới. Tạo ra nơi làm việc sao cho những hành vi mà bạn muốn có thể được động viên và thực hiện dễ dàng và các hành vi bạn không muốn sẽ bị cản trở. Ví dụ, bạn có thể tăng sự phối hợp bằng cách chuyển sang kế hoạch văn phòng mở, tạo ra các bức tường ý tưởng để mọi người có thể hỏi và trả lời các câu hỏi, thiết lập một hệ thống tán gẫu nội bộ và thưởng cho các dự án có sự phối hợp tốt.

Khi bạn bắt đầu tiến hành những thay đổi này, hãy đối chiếu lại với những bối cảnh mà bạn từng vạch ra để đo lường tiến độ và có những điều chỉnh. Shea cho rằng: “Bối cảnh của bạn không nên giáo điều. Thay đổi là một quá trình lặp đi lặp lại”.