3 nguyên tắc tiền bạc căn bản
(Tài chính) Có những nguyên tắc căn bản trong trò chơi tiền bạc mà nếu bạn tuân theo nó, bạn sẽ cảm thấy được tiền đang chảy dần vào túi mình. Còn nếu cố tình vi phạm những nguyên tắc này, chắc chắn tiền bạc sẽ lần lượt đội nón ra đi.
Sau đây là ba nguyên tắc cơ bản nhất để đảm bảo cho thành công tài chính của bạn:
Quy tắc 1: Duy trì một thái độ tích cực
Một thái độ tích cực quan trọng hơn cả vẻ bề ngoài, lượng tiền bạn được thừa kế, trình độ giáo dục, kỹ năng của bạn, công việc của bạn, hay thậm chí việc trúng mánh. Và đây là quy luật đầu tiên bạn phải chấp hành.
Thành công trong cuộc sống này thực ra không phải là về những gì sẽ xảy ra mà là cách bạn chọn để phản ứng với những gì xảy ra, thái độ của bạn. Kể cả nếu bạn học được rất nhiều về cách quản lý tiền bạc nhưng bạn không có một thái độ tích cực và tin tưởng vào chính mình, bạn không bao giờ đạt được những gì bạn thực sự có khả năng đạt được.
Quy tắc 2: Tuân theo kỷ luật
Quy tắc thứ hai không bao giờ được phép phá vỡ là phải có kỷ luật. Kỷ luật có nghĩa là cam kết làm những gì bạn cần phải làm để có thể đạt được những gì bạn muốn. Ví dụ, luôn luôn trả tiền hóa đơn đúng hạn, tiết kiệm cho tương lai, hoặc tránh chi tiêu bốc đồng. Những điều này sẽ giúp bạn tiến gần hơn với hiện thực hóa giấc mơ của mình và đạt được tự do tài chính.
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn trì hoãn các nhiệm vụ quản lý tiền như việc dành thời gian xem xét các báo cáo ngân hàng, giám sát đầu tư của bạn, hoặc kiểm tra báo cáo tín dụng thì đây là giải pháp: bỏ ra 15’ để làm bất cứ thứ gì bạn đang trì hoãn. Khi biết rằng mình có thể ngừng làm một công việc đáng sợ chỉ sau 15 phút bạn sẽ có thêm động lực và công việc cũng được giải quyết thêm một phần.
Một khi đã bắt đầu công việc, bạn sẽ nhận ra rằng sự sợ hãi hoặc những thứ đã trì hoãn bạn thực ra chỉ là phóng đại mà thôi và bạn có thể dễ dàng tiếp tục và hoàn thành nhiệm vụ đó. Đôi lúc đó chỉ là sự lo hão, chứ không phải là chính nhiệm vụ đó mới là gốc rễ của sự trì hoãn. Hẳn bạn từng nhận ra điều này phải không? Vì vậy, đi một bước thật nhỏ bằng cách cam kết chỉ dùng 15 phút để giải quyết những gì bạn được giao bất cứ khi nào bạn thấy kỷ luật của mình bắt đầu bị lung lay.
Quy tắc 3: Hiểu rõ mục tiêu của mình
Để thành công, bạn phải hiểu chính xác thành công nghĩa là gì đối với mình. Vì vậy, quy tắc bọc thép thứ ba là tìm hiểu về mục tiêu của bạn. Lập ra một danh sách các mục tiêu tài chính của bạn, với các hạng mục ưu tiên cao nhất ở đầu trang. Có thể bạn muốn nghỉ hưu sớm, mở một doanh nghiệp, cho con học đại học, hoặc mua nhà. Viết ra một kế hoạch chính là điểm khởi đầu cho thành công.
Bước tiếp theo là tài trợ cho các mục tiêu tài chính của bạn. Điều này sẽ hơi khó khăn nếu bạn không kiểm soát được tiền của mình. Hầu hết mọi người không thể hiểu nổi tiền của họ đi đâu mất.Thêm vào đó, một nửa trong số những người tưởng rằng họ sống trong khả năng của họ rồi nhưng thực ra không phải thế. Bạn phải biết lập kế hoạch tiêu tiền để dành ra được một khoản đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính của bạn. Đó là lý do tại sao lại phải lập một cuốn sổ chi tiêu hàng tháng để so sánh chi tiêu thực tế của bạn trong các chuyên mục nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng.
Bạn không cần có bằng cấp về tài chính để thành công. Nếu bạn có một thái độ tích cực, giữ vững kỷ luật và biết rõ mục tiêu của mình, bạn có thể tạo ra những cải thiện đáng kể về tài chính cá nhân của bạn để đạt được tự do tài chính.
Quy tắc 1: Duy trì một thái độ tích cực
Một thái độ tích cực quan trọng hơn cả vẻ bề ngoài, lượng tiền bạn được thừa kế, trình độ giáo dục, kỹ năng của bạn, công việc của bạn, hay thậm chí việc trúng mánh. Và đây là quy luật đầu tiên bạn phải chấp hành.
Thành công trong cuộc sống này thực ra không phải là về những gì sẽ xảy ra mà là cách bạn chọn để phản ứng với những gì xảy ra, thái độ của bạn. Kể cả nếu bạn học được rất nhiều về cách quản lý tiền bạc nhưng bạn không có một thái độ tích cực và tin tưởng vào chính mình, bạn không bao giờ đạt được những gì bạn thực sự có khả năng đạt được.
Quy tắc 2: Tuân theo kỷ luật
Quy tắc thứ hai không bao giờ được phép phá vỡ là phải có kỷ luật. Kỷ luật có nghĩa là cam kết làm những gì bạn cần phải làm để có thể đạt được những gì bạn muốn. Ví dụ, luôn luôn trả tiền hóa đơn đúng hạn, tiết kiệm cho tương lai, hoặc tránh chi tiêu bốc đồng. Những điều này sẽ giúp bạn tiến gần hơn với hiện thực hóa giấc mơ của mình và đạt được tự do tài chính.
Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn trì hoãn các nhiệm vụ quản lý tiền như việc dành thời gian xem xét các báo cáo ngân hàng, giám sát đầu tư của bạn, hoặc kiểm tra báo cáo tín dụng thì đây là giải pháp: bỏ ra 15’ để làm bất cứ thứ gì bạn đang trì hoãn. Khi biết rằng mình có thể ngừng làm một công việc đáng sợ chỉ sau 15 phút bạn sẽ có thêm động lực và công việc cũng được giải quyết thêm một phần.
Một khi đã bắt đầu công việc, bạn sẽ nhận ra rằng sự sợ hãi hoặc những thứ đã trì hoãn bạn thực ra chỉ là phóng đại mà thôi và bạn có thể dễ dàng tiếp tục và hoàn thành nhiệm vụ đó. Đôi lúc đó chỉ là sự lo hão, chứ không phải là chính nhiệm vụ đó mới là gốc rễ của sự trì hoãn. Hẳn bạn từng nhận ra điều này phải không? Vì vậy, đi một bước thật nhỏ bằng cách cam kết chỉ dùng 15 phút để giải quyết những gì bạn được giao bất cứ khi nào bạn thấy kỷ luật của mình bắt đầu bị lung lay.
Quy tắc 3: Hiểu rõ mục tiêu của mình
Để thành công, bạn phải hiểu chính xác thành công nghĩa là gì đối với mình. Vì vậy, quy tắc bọc thép thứ ba là tìm hiểu về mục tiêu của bạn. Lập ra một danh sách các mục tiêu tài chính của bạn, với các hạng mục ưu tiên cao nhất ở đầu trang. Có thể bạn muốn nghỉ hưu sớm, mở một doanh nghiệp, cho con học đại học, hoặc mua nhà. Viết ra một kế hoạch chính là điểm khởi đầu cho thành công.
Bước tiếp theo là tài trợ cho các mục tiêu tài chính của bạn. Điều này sẽ hơi khó khăn nếu bạn không kiểm soát được tiền của mình. Hầu hết mọi người không thể hiểu nổi tiền của họ đi đâu mất.Thêm vào đó, một nửa trong số những người tưởng rằng họ sống trong khả năng của họ rồi nhưng thực ra không phải thế. Bạn phải biết lập kế hoạch tiêu tiền để dành ra được một khoản đủ để thực hiện các mục tiêu tài chính của bạn. Đó là lý do tại sao lại phải lập một cuốn sổ chi tiêu hàng tháng để so sánh chi tiêu thực tế của bạn trong các chuyên mục nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng.
Bạn không cần có bằng cấp về tài chính để thành công. Nếu bạn có một thái độ tích cực, giữ vững kỷ luật và biết rõ mục tiêu của mình, bạn có thể tạo ra những cải thiện đáng kể về tài chính cá nhân của bạn để đạt được tự do tài chính.