5 bí quyết làm giàu của người Do Thái
(Tài chính) Người Do Thái xem kiếm tiền là một trò chơi mà bản thân người chơi phải không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để đưa ra được chiến lược giành chiến thắng.
Tuy nhiên trò chơi này đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, họ chơi với niềm tin rằng trí tuệ sẽ thắng lợi.
1. Trí tuệ là tài sản vô giá
Có một câu chuyện kể rằng: Cô bé Anna và mẹ trong một lần đi ra ngoài và trở về nhà phát hiện nhà bị cháy, cô bé đứng nhìn một hồi lâu mà không biết phải làm gì, mẹ cô bé đến bên hỏi: “Nếu thấy nhà bị cháy thì con sẽ làm điều gì trước tiên?”, cô bé hồn nhiên trả lời: “Con sẽ gom tiền, những đồ dùng có giá trị trước mẹ ạ”.
Mẹ cô bé từ tốn giải thích: “Những vật con mang đi không quan trọng bằng trí tuệ con có được. Nhà bị cháy chúng ta sẽ xây nhà mới, nhưng nếu con là người chẳng có chút trí tuệ nào, con chỉ là một người vô ích trong xã hội này. Cái quan trọng là con phải hiểu được trí tuệ quan trọng thế nào”. Cô bé bẽn lẽn nói với mẹ: “Dạ thưa mẹ, con hiểu rồi”.
Người Do Thái xem trí tuệ là thứ quý giá nhất của con người. Tài sản có thể mất, chỉ có tri thức và trí tuệ mãi mãi không biến mất được. Kiếm tiền bằng trí tuệ là con đường bền vững nhất, người ta hơn nhau là bởi cái đầu.
2. Làm chủ đồng tiền
Nhiều người chìm đắm trong việc kiếm tiền mà quên mất bổn phận người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng đối với người Do Thái thì không, chỉ có con người mới điều khiển được đồng tiền, nếu để nó điều khiển ta chỉ là kẻ tay sai, suốt đời làm nô lệ cho nó.
Mỗi đồng bạc được ví như một tên nô lệ làm việc chăm chỉ cho bạn. Những thế hệ con cháu của nô lệ cũng sẽ làm việc cho bạn, khiến tiền bạc của bạn không ngừng tăng lên, tài sản gia tăng theo năm tháng.
Người Do Thái không bao giờ để bản thân lệ thuộc vào tiền bạc, không cúi đầu phục tùng trước thái độ ngạo mạn của chúng. Nếu bạn không có khả năng kiểm soát tiền thì chính nó sẽ giết chết linh hồn của bạn.
Người Do Thái có quan điểm: “Tiền không tên, không tuổi, không màu sắc, không mùi vị, dù nó trải qua nhiều hoàn cảnh thì giá trị của nó vẫn không đổi”.
Sự thành công của một người Do Thái là tài sản và tiền bạc họ có được, chứ không phải địa vị chức tước, vị trí trong xã hội. Dưới mắt người bình thường, tiền là phương tiện trung gian, nhưng dưới mắt thương nhân Do Thái, tiền là mục tiêu cuối cùng thể hiện sự thành bại của một con người.
Người Do Thái không có thói quen chê bai công việc, cái họ quan tâm là kết quả công việc. Họ xem kiếm tiền là một trò chơi mà bản thân người chơi không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng để đưa ra được chiến lược giành chiến thắng. Tuy nhiên trò chơi này đòi hỏi rất nhiều trí tuệ, họ chơi với niềm tin nhờ trí tuệ sẽ thắng lợi.
Phương châm của người Do Thái là “Học đi đôi với hành”. Một người dù học rộng hiểu cao nhưng không vận dụng vào thực tiễn chỉ là “con lừa thồ sách”.
Người Do Thái luôn biến vận may thành cơ hội của mình, biến kiến thức thu nhặt được ở nhà trường thành những thành tựu trong cuộc sống. Cho nên ta có thể nói “kiếm tiền không giới hạn độ tuổi” là vậy.
Một em bé có thể phụ giúp mẹ kiếm tiền, một học sinh cũng sẽ vận dụng những kiến thức học được vào các công việc để kiếm tiền, một người trưởng thành vận dụng kiến thức sẵn có để kinh doanh. Tóm lại, người Do Thái đã khai thác triệt để tri thức vốn có để mang lại một kết quả, một tương lai tốt đẹp.
Người Do Thái sử dụng quy tắc 22/78 nghĩa là 78% tài sản nằm trong 22% dân số. Ngày nay, người Do Thái vẫn lựa chọn hướng đầu tư bất động sản, trái phiếu, chứng khoán hoặc sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như máy tính. Nói chung là bất kỳ ngành nghề nào tạo ra giá trị lợi nhuận cao đều được dân Do Thái chú trọng.
Người Do Thái quan niệm để tiền trong ngân hàng là tiền chết, giống như người có tài năng mà không phát huy thì chính họ đang hủy hoại bản thân mình. Vì thế, việc tìm trăm phương ngàn kế để thực hiện công cuộc làm giàu đã được người Do Thái áp dụng thành công.