8 cách chi tiêu sai lầm khiến bạn đã nghèo càng nghèo thêm
Những người đã nghèo lại hay tiêu quá số tiền mình kiếm được hay vội vàng mua những món đồ giá rẻ một cách tràn lan. Dưới đây là 8 cách quản lý tài chính sai lầm mà người nghèo hay mắc phải.
Nói về cách chi tiêu thì giữa người giàu và người nghèo có những điểm khác biệt lớn.Những người giàu có, họ không bao giờ tiêu quá số tiền mình kiếm được hay vội vàng mua những món đồ giá rẻ một cách tràn lan. Tuy nhiên với người nghèo thì ngược lại. Chính những cách chi tiêu không hợp lý, sai lầm sẽ dễ khiến bạn tiêu quá số tiền bạn có, không tích lũy được cho riêng mình.
Dưới đây là 8 cách quản lý tài chính sai lầm của người nghèo, nếu muốn thành công bạn nên tham khảo để tránh nhé!
1 Tiêu tiền nhiều hơn cả số tiền mình kiếm được
Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà những người giàu có luôn áp dụng đó là: chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Đây được coi là nguyên tắc quan trọng nhất quyết định sự thành công của họ. Đối với người nghèo, họ luôn có tư tưởng chi tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được. Họ thường có suy nghĩ, phải đi vay thì mới có động lực kiếm tiền. Và chính suy nghĩ ấy khiến họ luôn mắc kẹt trong những khoản nợ nần từ tháng này đến tháng kia, trong khi đó công việc có thể không được ổn định để họ kiếm tiền bù lại.
Một nhànhà đầu tư nổi tiếng - John Templeton đã khuyên rằng bạn cầntiết kiệm 50% khoản tiền thu về, dù ít hay nhiều. Nếu con số trên là quá lớn, thì bạn có thể xem xét ở mức 10-15%.
Nếu gia đình bạn chưa có cách chi tiêu hợp lý, vậy thì bạn cần thời gian để điều chỉnh thói quen chi tiêu sao cho không vượt quá nguồn tài chính hàng tháng. Sự thay đổi đột ngột về cách chi tiêu sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống khiến bạn và gia đình không đủ kiên trì để đạt được mục tiêu. Bạn có thể tham khảomột số bí quyết quản lý tài chính trong gia đình, để có những biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
2 Quá bận tâm tới giá cả sản phẩm
Những người nghèo thường quá quan trọng đến giá cả của sản phẩm nên họ thường chọn những món đồ giá rẻ, hợp túi tiền. Tuy nhiên trong thị trường người ta vẫn rất coi trọng câu nói "tiền nào của nấy". Số tiền bạn bỏ ra mua sản phẩm tương ứng với chất lượng và thời hạn sử dụng sản phẩm. Và chắc chắn, món đồ bạn nghĩ là giá rẻ, mua được giá hời ấy sẽ nhanh chóng khiến bạn thất vọng vì chất lượng quá chán, nhanh hỏng hóc.
Tuy nhiên, khác với người nghèo, người giàuthường nghĩ tới giá trị và chất lượng của sản phẩm nhiều hơn là việc phải trả bao nhiêu tiền cho sản phẩm đó. Trong đầu tư, những người kinh doanh thường cân nhắc tới triển vọng của việc gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Đối với những món đồ cá nhân, họ chọn sản phẩm có chất lượng tốt để kéo dài thời gian sử dụng, hơn là việc lựa chọn những sản phẩm kém chất lượng.
Ví dụ, họ sẵn sàng trả hơn 4,5 triệu đồng để mua một đôi giày cao cấp, nhưng có thể sử dụng tới vài năm, không tốn nhiều chi phí sửa chữa, chăm sóc. Vì vậy, trong mua sắm, bạn nên lựa chọn những hàng hóa có chất lượng cao để hạn chế việc phải thay đổi đồ mới, gây tốn kém chi phí.
3 Không điều chỉnh tài chính sau những thay đổi lớn trong đời
Những người thành công luôn có kế hoạch chu toàn cho những biến đổi lớn trong cuộc đời từ trước đó. Và chắc chắn, họ sẽ điều chỉnh chi tiêu của gia đình sao cho phù hợp với những sự kiện sẽ xảy ra mà họ đã tính toán trước đó như: kết hôn, mua nhà hay chào đón một thành viên mới... Tuy nhiên đối với người nghèo, không có một khoản tiết kiệm nên khi xảy đến những tình huống lớn, họ bị động đối với tài chính. Lúc đó, họ quay ra vay mượn và mang trên mình những khoản nợ khổng lồ không biết bao lâu mới lấp đầy được.
Để quản lý chi tiếu một cách tốt nhất, bạn nên đề ra những kế hoạch dài hơn để chuẩn bị cho những biến động lớn trong cuộc đời, điều này sẽ giúp bạn cân bằng tài chính và không gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn và gia đình. Tham khảo một số sai lầm cần tránh khi quản lý tài chínhđể tránh những rủi ro đáng tiếc không hay sẽ xảy ra.
4 Hài lòng với thu nhập hiện tại
Những người thành công thường không dễdàng chấp nhận cuộc sống với mức thu nhập hiện tại. Họ luôn tìm cách để làm tăng con số thu nhập mỗi tháng. Tỷ lệ gia tăng thu nhập càng lớn thì họ càng có nhiều sự lựa chọn cho những sở thích cá nhân, khả năng chi trả linh hoạt và giảm nỗi lo về rủi ro tài chính. Tuy nhiên người nghèo họ thường sớm có suy nghĩ an lòng với công việc hiện tại, với số lương đủ trang trải cho cuộc sống. Sự hài lòng sớm về tài chính dễ khiến họ bị động trước những rủi ro về công việc, tài chính xảy đến mà không kịp xoay sở.
Nếu muốn thành công, bạn cần luôn nghĩ tới mục tiêu gia tăng thu nhập hàng ngày. Bạn có thể tham gia khóa học tăng kỹ năng quản lý, tiến hành biện pháp thúc đẩy năng suất lao động của cá nhân để nâng cao khả năng lao động của chính mình. Sự cố gắng không ngừng sẽ giúp bạn luôn thành công về mặt tài chính.
5 Không bao giờ tổng kết tài chính
Một trong những việc làm mà những người nghèo không bao giờ làm đó là việc thường xuyên tổng kết tình hình tài chính của cá nhân. Làm ra bao nhiêu tiền mỗi tháng, chi tiêu như thế nào họ đều không quan tâm. Chính tâm lý ấy khiến họ không kiểm soát được nguồn thu, nguồn chi của cá nhân, gia đình mình; có bao nhiêu ăn tiêu bấy nhiêu, và tình trạng thiếu trước hụt sau vẫn thường xuyên diễn ra.
Trái lại, người giàu có không bao giờ bỏ qua là việcthường xuyên tổng kết tình hình tài chính của bản thân. Người thành công luôn dành 30-60 phút mỗi tháng để xem xét lại vốn liếng trong các dự án đầu tư, tài khoản ngân hàng, thẻ ghi nợ… Khi phát hiện sự bất hợp lý hay khoản thâm hụt nào đó, họ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời. Cách tốt nhất là bạn nên đặtlịch cố định mỗi tháng để kiểm tra tình hình tài chính nhằm điều chỉnh kế hoạch chi tiêu cho tháng sau.
6 Dễ dãi đầu tư mạo hiểm
Vì muốn giàu nhanh nên người nghèo thường có bao nhiêu tiền, họ đổ dồn vào 1 kế hoạch hoặc dự án kiếm tiền. Họ hi vọng dự án - kế hoạch ấy sẽ giúp họ kiếm được một khoản kha khá, thậm chí đưa họ trở nên rủng rỉnh tiền bạc. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm chi tiêu của người nghèo hay mắc phải. Nguyên tắc quan trọng mà những nhà đầu tư ghi nhớ là không bao giờ được thua lỗ.
Những người thành công luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát rủi ro như thế nào và thường chia nhỏ vốn cho nhiều dự án để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất. Chính vì vậy, để đạt được thành công, trước khi quyết định đầu tư, bạn cần suy nghĩ một cách cẩn trọng, cần đưa ra nhiều câu hỏi về mọi khả năng có thể xảy ra để từ đó có những kế hoạch cụ thể nhằm đối phó với những rủi ro đó.
7 Không thừa nhận điểm yếu của mình
Người nghèo - họ thường có quá nhiều lý do để biện minh cho điểm yếu của mình ở lĩnh vực quản lý tài chính. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, trong vấn đề tài chính, có rất nhiều thông tin hữu ích mà bạn có thể lĩnh hội, học hỏi từ những người xung quanh. Để đạt được thành công, bạn đừng vờ như đã hiểu hết tất cả để bỏ qua điểm yếu của mình khi quyết định rót tiền vào dự án nào đó. Chỉ khi nào bạn hiểu được điểm yếu của mình và tập trung vào những gì là thế mạnh của bản thân, cộng với việc không ngừng học hỏi thì khi đó bạn sẽ đạt được thành công.
8 Trở thành nô lệ của đồng tiền
Sự thành công, giàu có là cái đích mà ai cũng hướng tới và khao khát có được.Tuy nhiên, với những người nghèo, họ đổ toàn bộ công sức, sức khỏe của cá nhân chỉ để hùng hục kiếm tiền, hòng có một cuộc sống sung túc. Nhưng bạn nên nhớ, tiền bạc chỉ là một phần của cuộc sống thành công. Dư giả về tài chính mà sức khỏe thiếu hụt thì điều đó chứng tỏ bạn đã vạch ra chiến lược sai lầm.
Để đạt được thành công, tốt nhất bạn nên cân bằng một cách hài hòa giữa mục tiêu tài chính, gia đình, sự nghiệp và các hoạt động khác. Kiếm tiền đúng lúc, đầu tư đúng mực, chịu khó học hỏi thì chắc chắn, tài chính của bạn sẽ được nâng cao lên đáng kể.