Vào khoảng tháng 7 - tháng 10 âm lịch hàng năm, con nước từ thượng nguồn sông Mekong lại đổ về tạo thành một biển nước tràn đồng. Nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung (TP HCM), đã thực hiện bộ ảnh về mùa nước nổi miền Tây trong 3 năm qua. Trên hình là người nông dân lội nước thu hoạch trên cánh đồng năng ở Tháp Mười, Đồng Tháp.Hàng cây thốt nốt soi bóng trên màu nước phù sa Tịnh Biên, An Giang. An Giang và Đồng Tháp là những tỉnh đón nước đầu tiên, sau đó tới các vùng khác trong khu vực đồng bằng sông Cửa Long. Tùy theo năm mà lũ về sớm hay muộn. Năm nay, con nước về muộn, tận cuối tháng 8 âm lịch.Mùa nước nổi cũng là mùa mưu sinh của người dân miền Tây, lúc này các đàn cá đồng, đặc biệt là cá linh non theo con nước đổ về, mang đến nguồn lợi thủy sản phong phú.Ngư dân quăng chài đánh bắt cá trên cánh đồng Châu Đốc, An Giang.Những thửa ruộng tại Tri Tôn, An Giang.Cảnh mưu sinh trên cánh đồng ngập nước trong ánh hoàng hôn ở Mộc Hóa, Long An.Nông dân cày ruộng chuẩn bị cho mùa vụ mới tại Mộc Hóa. Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là cách nói của người miền Tây về mùa nước nổi, khi dòng lũ nặng phù sa từ thượng nguồn đổ ngập ruộng đồng.Đàn trâu băng qua đồng lũ trong buổi chiều ở Tân An, Long An.Chăn vịt trên đồng lũ là hình ảnh quen thuộc với người dân miền Tây.Người phụ nữ hái hoa súng, xung quanh là mảng bèo xanh nổi trên mặt nước tại Tân An.Những người phụ nữ rửa hoa súng cho sạch bùn đất sau khi hái trên cánh đồng Mộc Hóa.Bông súng trồng thường có màu tím đỏ, cọng mập do được chăm sóc tốt. Còn súng hoang thường màu trắng, cọng dài, có khi đến 3 - 5m. Nước dâng tới đâu, bông súng cao theo tới đó.

[Ảnh] Vẻ đẹp miền Tây mùa nước nổi

Theo Huỳnh Phương. Ảnh: Phạm Huy Trung/vnexpress.net

Mùa nước nổi hiện lên bình dị qua hàng cây thốt nốt soi bóng ở An Giang cho đến người chèo xuồng hái hoa súng ở Long An.

Tin nổi bật