Ba chương trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước

Quy trình tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước (TNH DNNN) được Chính phủ Séc quy định thông qua các văn bản Luật: Luật TNH năm 1990 quy định quy trình bán đấu giá các cửa hàng và doanh nghiệp (DN); Luật TNH DN lớn năm 1991. Cộng hoà Séc thực hiện TNH theo ba chương trình: bồi thường, TNH quy mô nhỏ (thực hiện từ năm 1990) và TNH quy mô lớn (thực hiện từ năm 1991).

Chương trình bồi thường: Chính phủ thực hiện bồi thường tài sản cho những đối tượng có tài sản bị quốc hữu hóa sau năm 1948. Số tài sản liên quan đến chương trình này thông qua đàm phán trực tiếp giữa chủ sở hữu hiện tại và chủ cũ.

Chương trình TNH quy mô nhỏ (năm 1990-1993): Đối tượng của chương trình này là các cửa hàng, nhà hàng hoặc DN công nghiệp nhỏ đã được bán đấu giá công khai. Người mua không được phép chuyển đổi tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù không có giới hạn về quy mô tài sản được bán đấu giá nhưng chương trình tập trung chủ yếu vào đối tượng là các DN nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại bán lẻ. Cuối năm 1992, hơn 22.000 DN với tổng doanh thu khoảng 1 tỷ USD được TNH qua chương trình này. Ít nhất 10.000 đơn vị được TNH thêm ngay sau đó. Cuối năm 1993, khi chương trình chính thức chấm dứt, 30,4 tỷ Korun (CZK) giá trị tài sản đã được bán cho các chủ sở hữu tư nhân.

Chương trình TNH quy mô lớn (năm 1991-1995): Đây là chương trình được coi là quan trọng nhất trong chương trình TNH của Cộng hòa Séc. Giá trị các DN được đưa vào danh sách TNH đợt này ước tính đạt 1.200 tỷ CZK. Các DN không được TNH thông qua bồi thường hoặc chương trình TNH quy mô nhỏ được đưa vào danh sách và chia làm 4 nhóm:

Nhóm 1: các công ty được TNH trong đợt đầu tiên của chương trình TNH quy mô lớn;

Nhóm 2: các công ty được TNH trong đợt thứ hai của chương trình TNH quy mô lớn;

Nhóm 3: các công ty được TNH muộn (sau 5 năm);

Nhóm 4: các công ty được bán thanh lý.

Hai nhóm công ty đầu tiên là các DN cốt lõi, là những DNNN đầu tiên được chỉ định TNH. Bộ TNH thực hiện chuyển đổi, Quỹ Tài sản quốc gia (FNP) thực hiện quyền tài sản đối với các công ty mà Nhà nước sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Chương trình TNH quy mô lớn cho phép kết hợp một số kỹ thuật TNH: DN nhỏ được bán đấu giá hoặc bán thông qua hồ sơ dự thầu hoặc người mua định trước (bán trực tiếp). Các DN lớn được chuyển đổi thành công ty cổ phần, trong đó cổ phần của các công ty này được tạo lập thông qua chứng từ TNH (voucher privatization - người mua tài sản của DN thông qua hình thức chứng từ này được mua với giá ưu đãi). Số tiền bán cổ phần được thu về bằng tiền mặt hoặc chuyển giao cho các đô thị (tài sản chuyển đổi, đất chưa sử dụng).

TNH thông qua chứng từ chứng kiến 2 làn sóng đấu giá:

Làn sóng thứ nhất (từ 18/5/1992 – 31/12/1992): các DNNN trong danh sách TNH được chuyển đổi thành công ty cổ phần và đã thực hiện chuyển đổi được 1.492 DNNN. Khoảng 12 triệu công dân đã được đăng ký trở thành chủ sở hữu chứng từ (khoảng 8,54 triệu CZK). Cùng thời điểm đó, có khoảng 437 Quỹ đầu tư TNH đăng ký tham gia.

Làn sóng thứ hai (từ năm 1994 – 1995) đã chuyển đổi hơn 800 DNNN. Công dân đủ tuổi được mua chứng từ đầu tư với giá 1.000 CZK/chứng từ (khoảng 30 USD). Giá trị của chứng từ được tính bằng điểm đầu tư. Trong quá trình TNH, cổ phần của các công ty cổ phần được các nhà đầu tư tư nhân sở hữu thông qua điểm đầu tư.

Trong trường hợp không có chứng từ, chủ sở hữu có thể uỷ thác điểm đầu tư của mình cho một hoặc nhiều quỹ đầu tư TNH (PIFs) và trở thành chủ sở hữu cổ phần của quỹ đầu tư TNH (giai đoạn này diễn ra từ 17/2 – 26/4/1992).

Quyền sở hữu và vai trò của quỹ đầu tư tư nhân hóa

Quỹ đầu tư TNH đóng vai trò quan trọng trong quá trình TNH doanh nghiệp ở Cộng hòa Séc (600 quỹ). Đại diện cho các cổ đông nhỏ lẻ, các quỹ nắm giữ 70% tất cả các cổ phiếu phát hành trong 2 làn sóng TNH, với 80% cổ hiếu thuộc sở hữu của 4 công ty đầu tư. Việc Chính phủ Cộng hoà Séc cho phép các quỹ đầu tư TNH tham gia nhằm tránh tình trạng có quá nhiều cổ đông nhỏ lẻ tham gia vào điều hành công ty TNH. Với sự đại diện của các quỹ đầu tư này, số điểm đầu tư được tập hợp lại tạo thành danh mục đầu tư lớn trong DN, tuy nhiên tối đa là 20% cổ phần. Vai trò của các quỹ đầu tư TNH được thể hiện như sau:

Thứ nhất, các quỹ đầu tư TNH thu thập các dữ liệu tài chính của các DN có thể đầu tư.

Thứ hai, các quỹ đầu tư TNH sẽ đưa ra nhiều thông tin về giá trị DN hơn so với công dân.

Thứ ba, các quỹ đầu tư TNH giúp củng cố quyền sở hữu và thiết lập một thị trường vốn.

Thứ tư, các quỹ đầu tư TNH sẽ là liên kết cho các nhà đầu tư nhỏ mới tham gia vào thị trường vốn.

Thành công và hạn chế

Về mức độ đáp ứng mục tiêu của Chính phủ Séc: Chương trình TNH DNNN đã thành công trong: (i)

Quỹ đầu tư tư nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư nhân hóa doanh nghiệp ở Cộng hòa Séc (600 quỹ). Đại diện cho các cổ đông nhỏ lẻ, các quỹ nắm giữ 70% tất cả các cổ phiếu phát hành trong 2 làn sóng tư nhân hóa. Việc Chính phủ Cộng hoà Séc cho phép các quỹ đầu tư tư nhân hóa tham gia nhằm tránh tình trạng có quá nhiều cổ đông nhỏ lẻ tham gia vào điều hành công ty tư nhân hóa.
chuyển đổi nhanh chóng các tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước sang quyền sở hữu tư nhân, phương thức chứng từ đã góp phần chuyển đổi nền kinh tế Séc trong một thời gian ngắn; (ii) đạt được nhiều hỗ trợ công cho TNH. Sự ra đời của các quỹ đầu tư TNH đã góp phần làm tăng số lượng người tham gia; (iii) ngăn chặn được các nhà đầu tư nước ngoài có ý muốn thống trị các DN Séc trong quá trình TNH. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn còn chưa thực hiện được việc cải thiện hiệu suất và quản trị DN tư nhân trong ngắn hạn. Sở hữu nhà nước vẫn tồn tại trong lĩnh vực ngân hàng và các công ty tư nhân thông qua các quỹ đầu tư thuộc sở hữu của các tổ chức tài chính trong nước.

Về mức độ đáp ứng các mục tiêu mà nền kinh tế tự do chấp nhận: Các đề án chứng từ trong TNH đã thành công trong: (i) phát triển khu vực tư nhân; (ii) tập trung quyền sở hữu; (iii) chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường hợp nhất. Tuy nhiên, TNH thông qua chứng từ không thành công ở một số mặt: tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các công ty tư nhân do chậm trễ trong việc tái cấu trúc DN; không thực hiện các biện pháp chống tham nhũng.


BẢNG 1: CHƯƠNG TRÌNH TƯ NHÂN HÓA QUY MÔ LỚN CỦA CỘNG HOÀ SÉC

 

Tháng 6/1993

Tháng 6/1994

Tháng 6/1995

Tháng 6/1996

Tài sản (triệu CZK)

Công ty

Tài sản (triệu CZK)

Công ty

Tài sản (triệu CZK)

Công ty

Tài sản (triệu CZK)

Công ty

Tổng tài sản

607.635

4.893

922.041

16.071

950.463

20.917

963.453

22.190

Bán đấu giá

5.634

431

10.057

1.714

9.378

2.110

9.360

2.054

Đấu thầu

16.434

424

27.931

887

31.236

1.351

36.544

1.750

Bán trực tiếp

38.016

1.359

86.407

7.713

90.463

10.899

90.156

11.436

Công ty cổ phần

534.779

1.327

756.008

1.897

765.941

1.875

774.955

1.914

Chuyển nhượng miễn phí

12.772

1.352

41.998

3.860

53.445

4.700

52.438

5.036

 

Nguồn: Bộ Tài chính Cộng hòa Séc

 

BẢNG 2: CHỨNG TỪ TƯ NHÂN HÓA Ở CỘNG HÒA SÉC

 

Làn sóng 1

Làn sóng 2

Số DNNN trong đề án chứng từ

988

861

Giá trị sổ sách của cổ phiếu được phân bổ cho các chứng từ đặc biệt (tỷ CZK)

212,5

155

Số công dân tham gia (triệu)

5,98

6,16

Giá trị tài sản trung bình/công dân (CZK)

35.535

25.160

% điểm chứng từ/PIFs

72,2%

63,5%





 

Nguồn: Bộ Tài chính, Bộ Tư nhân hóa Cộng hòa Séc

QUY MÔ CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN HÓA

 

 

Quy mô các quỹ đầu tư tư nhân hóa theo điểm chứng từ (triệu)

<1

1-5

5-10

10-50

50-100

>100

Số lượng các quỹ đầu tư tư nhân hóa

191

122

43

59

6

13

Nguồn: Tư nhân hóa lần 2 của Cộng hoà Séc , Juraj Valachy, 2001

 

Về phương pháp chứng từ: Kết quả của phiếu giảm giá trong quá trình TNH đã thành công ở một số mặt: (i) phát triển hệ thống phân phối cổ phần và (ii) xuất hiện một số lớn các quỹ TNH. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp chứng từ còn thiếu minh bạch; không tạo ra được các biện pháp chống lại nạn cướp bóc.

Bên cạnh đó, quá trình TNH đã tạo được nguồn thu cho Chính phủ. Mặc dù nguồn thu từ TNH chưa đạt mức cao nhưng quá trình TNH thông qua chứng từ đã hoàn tất, tổng thu từ tất cả các phương thức thực hiện từ đầu tư trong nước ước tính khoảng 176 tỷ CZK cho đến cuối năm 1997. Quá trình TNH cũng đã (dù phương thức chứng từ cũng đã tác động tiêu cực đến hiệu quả của các DN TNH do chậm tái cấu trúc các DN tư nhân và trong lĩnh vực ngân hàng); phát triển lĩnh vực tư nhân; thay đổi cấu trúc sở hữu của DN; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình cổ phần hóa DNNN

Thứ nhất, xây dựng mục tiêu cụ thể cho giai đoạn cổ phần hóa trong thời gian tới với một khoảng thời gian nhất định để tránh tình trạng thực hiện dàn trải, kéo dài và kém hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng chương trình hành động thực hiện cổ phần hóa các DNNN theo 2 giai đoạn:

(i) Giai đoạn đầu tiên bao gồm các DNNN cần thiết phải thực hiện cổ phần hóa sớm, các DNNN vừa và nhỏ kinh doanh thuần tuý mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn và không cần chi phối theo hai hướng: Một là, Những DN có tiềm lực phát triển trong tương lai sẽ được tiến hành cổ phần hóa ngay nhằm mục đích nâng cao năng lực canh tranh của các DN này để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn hội nhập toàn sắp tới.

Hai là, những DN yếu kém, không có khả năng phát triển tiến hành giải thể, mua bán và sáp nhập;

(ii) Giai đoạn thứ hai tập trung thực hiện cổ phần hóa các DNNN lớn còn lại như các Tập đoàn, Tổng công ty ở các bộ, địa phương mà Nhà nước không cần chi phối có tỷ lệ nắm giữa cổ phần của Nhà nước tại các DN trên 51% (đặc biệt là các Tập đoàn, Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con). Trong đó, những Tập đoàn, Tổng công ty hoặc DNNN chưa đủ khả năng cổ phần hóa ngay có thể tiến hành tái cấu trúc trước khi cổ phần hóa.

Thứ ba, tạo cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia quản lý các DNNN sau cổ phần hóa để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNN cổ phần hóa.

Tài liệu tham khảo:

1. Dự thảo Đề án Tái cơ cấu DNNN - Trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, 4/2012;

2. Hội thảo khoa học “Quản lý tài chính tại các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam”, Học viện Ngân hàng, 6/2011;

3. Sarah Amstrong, Voucher Privatizaton in the Czech Republic, 2002

4. Ladislav Svitek, Privatization in the Czech Republic During the transition year: success or failure?;

5. Katharinan Pistor & Andrew Spicer, Investment Funds in Mass Privatization and Beyond Evidence from the Czech Republic and Russia;

6. Kochubey Tamara, Brushko Julia & Vovchak Volodymyr, Privatization in the Czech Republic, 2009.

Bài đăng Tạp chí Tài chính số 10 - 2012

Bài học kinh nghiệm từ tư nhân hóa doanh nghiệp ở Cộng hòa Séc

ThS. Phạm Thị Tường Vân

(Tài chính) Nền kinh tế Cộng hòa Séc trước Cách mạng 1989 là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau Cách mạng 1989, làn sóng tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước trỗi dậy. Năm năm sau đó, hơn 80% tài sản của Nhà nước đã chuyển về tay tư nhân. Quá trình này góp phần đưa Cộng hòa Séc trở thành nước có nền kinh tế phát triển hơn so với giai đoạn trước.

Xem thêm

Video nổi bật