Bài học từ tái cơ cấu ngân hàng Mỹ

Theo Diễn Đàn Doanh nghiệp

Năm 2008, Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế và làm ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Chính phủ Mỹ đã áp dụng các chính sách quan trọng để tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém và tài chính của nền kinh tế số 1 thế giới. Đến nay, nước Mỹ tuy chưa tăng trưởng cao như mong muốn nhưng các tín hiệu tích cực cho thấy kết quả của các giải pháp trên. Đó cũng là bài học nhiều quốc gia khác có thể tham khảo.

Bài học từ tái cơ cấu ngân hàng Mỹ
Sau khủng hoảng tài chính, Ngân hàng lớn thứ hai nước Mỹ, Bank of America đang dần hồi phục. Nguồn: Internet

Kế hoạch Geithner tháng 5/2009: Tại Mỹ, chất lượng tài sản tương đối của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống thì không được biết đầy đủ trong mùa thu năm 2008. Các cơ quan chính quyền phải tính đến việc thiếu các thông tin này khi thiết kế kế hoạch cứu trợ đầu tiên vào thời điểm đó.

Tái cơ cấu nhắm tới Citibank và Bank of America

Bỏ qua các vấn đề thông tin, Bộ Tài chính Mỹ khuyến khích các ngân hàng tham gia một chương trình tái cấp vốn. Các ngân hàng có thể nhận được tiền bằng cách đề nghị bán cổ phiếu ưu đãi cho Bộ Tài chính. Việc tái cấp vốn được thực hiện trên diện rộng với một ít các điều kiện như giới hạn lương, bồi thường cho ban lãnh đạo ngân hàng, nó nằm trong chương trình mua vốn, là một phần của chương trình cứu trợ tài sản gặp rắc rối (chương trình Paulson) vào tháng 10, tháng 11/2008.

Các ngân hàng tham gia chương trình này là thành viên của Cơ quan bảo hiểm nợ liên bang (FDIC) và được FDIC bảo hiểm tạm thời trong Chương trình bảo hiểm tạm thời về khả năng thanh toán tiền mặt. Hơn thế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cho vay tới 200 tỉ USD đối với những tài sản được xếp hạng tín nhiệm AAA.

Một ngoại lệ đã được thực hiện trong trường hợp của ngân hàng Citibank vào tháng 11/2008 vì một tình hình khẩn cấp. Citibank nhận tái cấp vốn bổ sung cũng như đảm bảo tài sản từ Bộ Tài chính Mỹ, FDIC và Cục Dự trữ liên bang. Tháng 1/2009, cả hai biện pháp trên được chính thức gọi tên lần lượt là Chương trình đầu tư mục tiêu và Chương trình bảo hiểm tài sản, áp dụng cho ngân hàng Bank of America. Các điều khoản và điều kiện được xác định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Tháng 2/2009, Bộ Tài chính Mỹ công bố kế hoạch tái cơ cấu ngân hàng toàn diện (Kế hoạch ổn định tài chính - Kế hoạch Geithner). Kế hoạch này đầu tiên cố gắng đánh giá chất lượng tài sản của các ngân hàng quan trọng trong hệ thống thông qua việc kiểm tra cụ thể các rủi ro tài sản của chúng (Chương trình đánh giá vốn giám sát). Điều này bắt buộc đối với 19 ngân hàng lớn nhất. Sau đó là kế hoạch kết hợp tái cơ cấu vốn (Chương trình hỗ trợ vốn) và mua tài sản sử dụng tiền tư nhân (Chương trình đầu tư công - tư). Đây là những chương trình về nguyên tắc là tự nguyện nhưng trong thực tế là bán tự nguyện vì các ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chuẩn vốn cần thiết.

Ngoài ra, kế hoạch này bao gồm nhiều điều kiện để ngăn chặn việc lạm dụng tiền công và để tạo điều kiện cho vay. Thêm vào đó, kế hoạch khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, đặc biệt là các DN nhỏ và cộng đồng, và để hỗ trợ những người mua nhà trả góp, đặc biệt là những người phải đối mặt với việc nhà bị tịch thu.

Đầu tháng 5/2009, Bộ Tài chính báo cáo kết quả chi tiết của đợt kiểm tra căng thẳng toàn diện (Chương trình đánh giá vốn kiểm soát). Đây là một sự kiểm tra hướng tới tương lai của khả năng thanh toán ngân hàng, vì nó xác định bao nhiêu vốn là cần thiết để đối phó với những cú sốc bất lợi trong tương lai cho chất lượng tài sản của mỗi ngân hàng. Nó đánh giá các khả năng giảm thiểu rủi ro trong tương lai xa hơn so với sự kiểm tra ngân hàng điển hình. Kết quả xác nhận rằng các ngân hàng lớn nhất không có khả năng chi trả và xác định bao nhiêu vốn thêm là cần thiết, nếu có, đối với mỗi ngân hàng để vượt một cú sốc bất lợi trong tương lai.

Chuyển đổi để thành công

Các ngân hàng buộc phải tăng thêm vốn được xác định qua các đợt kiểm tra căng thẳng. Sự bắt buộc này loại bỏ vấn đề những rủi ro tiềm năng. Các ngân hàng có thể huy động vốn thông qua thị trường tư nhân hoặc bằng cách tham gia một chương trình của chính phủ (Chương trình hỗ trợ vốn). Trong chương trình này, các ngân hàng sẽ nhận được vốn từ Chính phủ bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi (mà sẽ tự động chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông sau 7 năm). Một chuyển đổi trước đó có thể thực hiện theo quyết định của người phát hành với sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Việc sử dụng các chứng khoán chuyển đổi như vậy giảm thiểu các chi phí tương lai của khủng hoảng tài chính nếu giá trị tài sản bị xấu đi hơn nữa. Đầu tư của Bộ Tài chính sẽ được quản lý theo một định chế tài chính riêng biệt (tên là Ổn định niềm tin tài chính).

Các giải pháp quản lý rủi ro, quản lý chặt chẽ ngân hàng đã được thực thi đồng bộ, có giám sát thường xuyên và được công khai minh bạch định kỳ. Do vậy đã mang lại hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ.
Tái cơ cấu tài sản:  Theo kế hoạch bán tài sản (Chương trình đầu tư công - tư), chính phủ mời chào các nhà đầu tư tư nhân mua các khoản vay có vấn đề và chứng khoán của các ngân hàng. Có các chương trình khác nhau được cung ứng cho các khoản vay và chứng khoán. Tuy nhiên, ý tưởng chính là sử dụng ý kiến chuyên gia tư nhân và thu hút nó bằng cách đảm bảo các khoản lỗ tương lai và cung ứng các khoản vay ưu đãi.

Một số quỹ sẽ được thành lập để mua các khoản vay cũ. Mỗi quỹ mua một nhóm các khoản vay xấu được bán ra của các ngân hàng. Giá được xác định bằng cách đấu thầu cạnh tranh của các quỹ. Ngoài ra, nguồn tài chính rẻ tiền luôn có sẵn- mỗi quỹ nhận được 50% tiền tham gia từ Bộ Tài chính (không có quyền biểu quyết) và cũng có thể phát hành nợ được bảo đảm bởi FDIC. FDIC sẽ giám sát các quỹ.

Ngoài ra, một số quỹ được thành lập để mua chứng khoán xấu từ các ngân hàng. Bộ Tài chính một lần nữa sẽ cung cấp 50% vốn cổ phần mà không có quyền biểu quyết và cho vay tiền mỗi quỹ lên đến tỉ lệ 2-1 đòn bẩy. Đây là những khoản vay miễn truy đòi: nếu giá trị tài sản chuyển ra là rất thấp, các quỹ có thể dựa vào Bộ Tài chính, và nhà quản lý quỹ không có bất kỳ trách nhiệm khác nào ngoài thiệt hại của họ với khoản đầu tư của mình trong các quỹ.

Để giải quyết các vấn đề rủi ro mang tính đạo đức tiềm năng, kế hoạch yêu cầu các ngân hàng hạn chế bồi thường cho ban lãnh đạo, cổ tức, mua lại cổ phần, và mua lại. Đồng thời, kế hoạch nghiêm cấm can thiệp chính trị trong quyết định đầu tư và Bộ Tài chính Mỹ sẽ thực hiện tất cả các hợp đồng công cộng.

Những giải pháp trên, đặc biệt là quản lý rủi ro, quản lý chặt chẽ ngân hàng đã được thực thi đồng bộ, có giám sát thường xuyên và được công khai minh bạch định kỳ do vậy đã mang lại hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ. Các ngân hàng tồn tại qua khó khăn đã vươn lên, phục hồi, chiếm lĩnh thị trường của những ngân hàng sụp đổ như Merill Lynch, Lehman Brothers... và kinh doanh tốt hiện nay. Bài học có nhiều, rõ ràng, vấn đề là các ngân hàng Việt Nam sẽ tái tổ chức và tái cơ cấu sâu, rộng đến đâu để nhanh chóng lấy lại sức mạnh của mình.