Bài trí sân vườn theo hướng nhà
Sân vườn có cảnh quan đẹp mắt, bài trí đúng luật phong thủy sẽ mang lại may mắn, tài lộc, bình an và cải thiện sức khỏe cho gia chủ. Vì vậy, khi kiến tạo sân vườn, gia chủ cần chú ý đến những điều sau đây.
Vấn đề đầu tiên của việc thiết kế sân vườn theo khoa học phong thủy ứng dụng là chọn phương vị thích đáng sẽ hình thành được trường khí tốt, sẽ tạo nên sự trợ giúp rất lớn đối với cuộc đời và sự nghiệp của gia chủ. Ngược lại, nếu phương vị (hướng) của sân vườn không thích hợp và lại bố trí các vật kiến trúc khác không hài hoà thích hợp, thì sẽ hình thành một trường khí lệch pha, bất thường, ắt đem lại sự chuệch choạc về mọi mặt cho gia chủ.
- Sân vườn hướng Nam: Ánh sáng mặt trời tràn trề, khiến lòng người khoáng đạt, lại có thể làm nơi tắm nắng. Có điều nhìn về mặt cảnh quan, chưa chắc đã là một hướng tốt. Cây cối, hoa lá được tắm dưới ánh mặt trời tuy rất đẹp, nhưng ánh nắng tốt nhất là chiếu xạ từ phía sau tới mới tốt nhất.
- Sân vườn hướng Bắc: Trừ khi quá gần nhà ở, còn nói chung không ảnh hưởng tới căn phòng. Bởi vậy, có thể ngắm cảnh sân vườn xanh rờn mượt mà tươi đẹp. Còn như nếu sân vườn không phải do chuyên gia cao tay thiết kế nên, thì cần phải xem xét lấy vị trí của cây cối làm chủ thể, và phối hợp với các khoảng đất trống. Như vậy mới không tạo nên sự so le quá lớn về cảnh quan.
- Sân giữa nhà (trung viện- còn gọi là “giếng trời”) là sân nằm lọt thỏm giữa các toà nhà chung quanh. Nói chung hình thức giếng trời là không tốt, trừ khi toà nhà là cực lớn sân giữa về mặt vệ sinh là không tốt, bởi không khí có khí áp không đồng đều, ngay tại sân giữa này sẽ sản sinh ra hiện tượng vi thường vô cùng nhỏ, và hơn nữa không phối với khí hậu bên trong nhà, nếu như có hồ ao, cây to, thì sự khác biệt đó lại càng lớn. Bởi vậy mà ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Trong sách cổ có ghi rằng “sân giữa có cây cối và bể tích nước đều là đại hung”. Không những không khí có vấn đề đó là sân giữa phát ra thổ khí (hơi đất) dị thường cũng đem lại hung tai (điềm dữ). Theo quan điểm khoa học, hơi đất bình thường dựa vào sự dịch chuyển tự nhiên của bốn mùa mà sinh ra. Nhưng nếu bốn chung quanh đều bị vây kín bằng những toà nhà, thì hơi đất (thổ khí) ở nơi đây sẽ khác với tự nhiên bên ngoài.
Ví như, khi bên ngoài đã là mùa xuân, và thổ khí đang rất thịnh vượng, ấy vậy mà ánh nắng mặt trời vẫn không chiếu dọi được vào “giếng trời”, vẫn lưu luyến với thổ khí của mùa đông, thì đó là trạng thái không cân bằng.
Sân giữa chẳng phải là lòng nhà, nhưng lại là lòng nhà (trạch tâm) trong thị giác, người xưa gọi là “Ngũ hoàng thổ tinh chi chính toạ” (Ngôi chính giữa của Ngũ hoàng thổ tinh) nơi đó thổ khí (hơi đất) không ổn định, đem lại sự xáo trộn cho trạch khí. Nếu như đào xúc đất và chặt bỏ cây nơi đây, thì trạch khí cũng chẳng thể tốt trở lại. Xưa kia đã từng xảy ra nhiều ví dụ về loại này, dẫn tới làm sức khoẻ của người bị xâm hại, mắc nhiều loại chứng bệnh quái ác.
Bởi vậy sân nằm ở vị trí chính giữa các toà nhà, nhất là nhà chọc trời, nhất thiết phải chú ý tới yếu tố hứng ánh nắng mặt trời, không nên trồng cây to và đặt bể nước, để khí áp và thổ khí trong sân giữa cân bằng với bên ngoài, mới có thể duy trì được vệ sinh và sức khoẻ, vượng khí của nhà ở và sân vườn.
Vị trí của sân vườn là cực kỳ quan trọng, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng rất lớn của cây cối và các vật kiến trúc bên đó. Bởi vậy, khi kiến tạo sân vườn, cần phải chọn vị trí thật lý tưởng và phải tôn trọng nguyên tắc mà kiến thức phong thuỷ quy định để đảm bảo sự đồng điệu, hài hoà giữa nhà ở và sân vườn.
Việc cân bằng năng lượng âm dương trong từng khu vườn cũng quan trọng. Nếu quá nhiều năng lượng dương đất khô cứng, có nhiều chỗ đất nhô cao thì bạn hãy dọn dẹp vườn và trồng thêm những cây lá rậm rạp và đào thêm ao hồ.
Còn với khoảng vườn nhiều năng lượng âm u ám thì bạn hãy thắp sáng cho khoảng vườn đó, lấp ao hồ, bỏ bớt những cây rậm rạp. Vườn cây cân bằng được cả năng lượng âm dương là vườn cây mát mẻ, sáng sủa, tươi tốt mang lại cảm giác nhẹ nhàng khi bước chân vào không gian đó.