“Bom” nợ Trung Quốc giấu ở đâu?
(Tài chính) Tổng nợ địa phương và nợ tiềm ẩn Trung Quốc lên tới 17,89 nghìn tỷ nhân dân tệ, gần 2,9 nghìn tỷ USD tính đến cuối tháng 6/2013, tăng 63% so với cuối năm 2010, theo số liệu của Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về nguy cơ doanh nghiệp trung Quốc vỡ nợ và Trung Quốc tiến gần tới thời khắc “Bear Stearns” – vỡ nợ gây ảnh hưởng lan truyền toàn hệ thống, đáng để xem địa phương nào của Trung Quốc mắc nợ nhiều nhất.
Chỉ gần đây việc khảo sát sâu tình hình nợ nần của từng khu vực ở Trung Quốc mới trở nên khả thi. Tuân thủ yên cầu từ giới hoạch định chính sách, tính đến cuối tháng 1 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ tỉnh, thành phố của Trung Quốc (khoảng 30 tỉnh, thành phố lớn và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh) đã công bố số liệu về nợ công.
Theo số liệu này, tỷ lệ nợ trên doanh thu của các chính quyền địa phương dao động khá rõ, với tỉnh Sơn Đông ở mức thấp là 69%, trong khi Trùng Khánh tới 156%, Bắc Kinh 135%, Thượng Hải 123%. Tuy vậy theo Moody’s, tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với của Osaka (Nhật Bản) là 181%, Ontario (Canada) 226%.
Debra Roane, chuyên gia của Moody’s nhận định, nợ chính quyền địa phương Trung Quốc không phải một hệ thống đơn nhất, trái lại có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền. Chuyên gia này cũng chỉ ra, các tỉnh của Canada nợ nhiều nhưng họ có thể kiểm soát được bởi họ có nhiều nguồn thu từ thuế để điều chỉnh một cách độc lập, song điều này lại không có ở Trung Quốc.
Báo cáo của Moody’s cũng chỉ ra các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tài chính của các chính quyền địa phương. Một yếu tố quan trọng đó là thời gian đáo hạn nợ. Nếu tính theo thời gian đáo hạn nợ, thì “vùng nguy hiểm” dịch chuyển sang các tỉnh như Giang Tô với hơn 1/3 nợ đáo hạn trong năm nay, Chiết Giang với khoảng 30% đáo hạn vào tháng 1/2014. Bắc Kinh và Tứ Xuyên cũng gánh các khoản nợ ngắn hạn lớn.
Nguồn gốc các khoản nợ cũng không giống nhau, các chính quyền địa phương ngày càng ít dựa vào khoản vay ngân hàng, trong khi ngày càng lạm dụng nguồn vốn từ các kênh ít chịu sự kiểm soát như “ngân hàng ngầm”.
Các địa phương phụ thuộc chủ yếu vào các sản phẩm tín thác, một sản phẩm khá phổ biến của loại hình cho vay tín dụng ngầm, gồm có tỉnh Sơn Tây (27%), tiếp đến là Trùng Khánh (15%), Chiết Giang, Giang Tô, Hà Bắc đều trên 10%. Việc sử dụng sản phẩm này càng làm phức tạp thêm khả năng kiểm soát nợ của chính quyền cũng như khiến nhà đầu tư khó đánh giá mức độ nợ nần của các chính quyền địa phương.
Lo ngại cuối cùng đó là mức độ phụ thuộc của các chính quyền địa phương vào việc bán đất để tạo nguồn thu. Một lần nữa, Triết Giang, Giang Tô và Trùng Khánh là những địa phương phụ thuộc nhiều nhất. “Nguồn thu này tương đối béo bở tuy nhiên nó cũng rất bấp bênh do đó không thể coi là nguồn tin cậy để trang trải nợ nần”, Moody’s cảnh báo.
Một phương cách để giảm nợ mà hạn chế được rủi ro đó là cho phép các chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, đặc biệt để hỗ trợ cho các dự án hạ tầng mà có thời gian quay vòng vốn lâu. Hiện nay, ở Trung Quốc, phần chính quyền địa phương không được phát hành trái phiếu. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho rằng, sẽ là không công bằng nếu các dự án phục vụ thế hệ sau chỉ được chi trả thông qua nguồn thu thuế của thế hệ đương đại, do đó việc phát hành trái phiếu là hoàn toàn có thể nhưng phải kèm điều kiện khắt khe.
Chỉ gần đây việc khảo sát sâu tình hình nợ nần của từng khu vực ở Trung Quốc mới trở nên khả thi. Tuân thủ yên cầu từ giới hoạch định chính sách, tính đến cuối tháng 1 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử, toàn bộ tỉnh, thành phố của Trung Quốc (khoảng 30 tỉnh, thành phố lớn và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh) đã công bố số liệu về nợ công.
Theo số liệu này, tỷ lệ nợ trên doanh thu của các chính quyền địa phương dao động khá rõ, với tỉnh Sơn Đông ở mức thấp là 69%, trong khi Trùng Khánh tới 156%, Bắc Kinh 135%, Thượng Hải 123%. Tuy vậy theo Moody’s, tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với của Osaka (Nhật Bản) là 181%, Ontario (Canada) 226%.
Debra Roane, chuyên gia của Moody’s nhận định, nợ chính quyền địa phương Trung Quốc không phải một hệ thống đơn nhất, trái lại có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền. Chuyên gia này cũng chỉ ra, các tỉnh của Canada nợ nhiều nhưng họ có thể kiểm soát được bởi họ có nhiều nguồn thu từ thuế để điều chỉnh một cách độc lập, song điều này lại không có ở Trung Quốc.
Báo cáo của Moody’s cũng chỉ ra các yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tài chính của các chính quyền địa phương. Một yếu tố quan trọng đó là thời gian đáo hạn nợ. Nếu tính theo thời gian đáo hạn nợ, thì “vùng nguy hiểm” dịch chuyển sang các tỉnh như Giang Tô với hơn 1/3 nợ đáo hạn trong năm nay, Chiết Giang với khoảng 30% đáo hạn vào tháng 1/2014. Bắc Kinh và Tứ Xuyên cũng gánh các khoản nợ ngắn hạn lớn.
Nguồn gốc các khoản nợ cũng không giống nhau, các chính quyền địa phương ngày càng ít dựa vào khoản vay ngân hàng, trong khi ngày càng lạm dụng nguồn vốn từ các kênh ít chịu sự kiểm soát như “ngân hàng ngầm”.
Các địa phương phụ thuộc chủ yếu vào các sản phẩm tín thác, một sản phẩm khá phổ biến của loại hình cho vay tín dụng ngầm, gồm có tỉnh Sơn Tây (27%), tiếp đến là Trùng Khánh (15%), Chiết Giang, Giang Tô, Hà Bắc đều trên 10%. Việc sử dụng sản phẩm này càng làm phức tạp thêm khả năng kiểm soát nợ của chính quyền cũng như khiến nhà đầu tư khó đánh giá mức độ nợ nần của các chính quyền địa phương.
Lo ngại cuối cùng đó là mức độ phụ thuộc của các chính quyền địa phương vào việc bán đất để tạo nguồn thu. Một lần nữa, Triết Giang, Giang Tô và Trùng Khánh là những địa phương phụ thuộc nhiều nhất. “Nguồn thu này tương đối béo bở tuy nhiên nó cũng rất bấp bênh do đó không thể coi là nguồn tin cậy để trang trải nợ nần”, Moody’s cảnh báo.
Một phương cách để giảm nợ mà hạn chế được rủi ro đó là cho phép các chính quyền địa phương phát hành trái phiếu, đặc biệt để hỗ trợ cho các dự án hạ tầng mà có thời gian quay vòng vốn lâu. Hiện nay, ở Trung Quốc, phần chính quyền địa phương không được phát hành trái phiếu. Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho rằng, sẽ là không công bằng nếu các dự án phục vụ thế hệ sau chỉ được chi trả thông qua nguồn thu thuế của thế hệ đương đại, do đó việc phát hành trái phiếu là hoàn toàn có thể nhưng phải kèm điều kiện khắt khe.