Cách đặt mục tiêu tài chính cá nhân thông minh
(Tài chính) Bạn sẽ đặt mục tiêu tài chính cho cuộc đời của bạn, hoặc ít nhất là trong ngắn hạn như thế nào. Hãy cùng tham khảo những gợi ý sau nhé:
A. Xác định các mục tiêu tài chính cá nhân
Bước đầu tiên để thành công trong việc lên kế hoạch là xác định các mục tiêu tài chính cá nhân của bạn. Bắt đầu bằng những điều bạn mong ước. Những mong ước đó là gì? Liệu chúng có giống như các mục tiêu dưới đây không:
1. Thanh toán nợ cá nhân
2. Có tiền tiết kiệm
3. Bắt đầu lập một quỹ khẩn cấp
4. Trả tiền học phí cho con cái
5. Để dành tiền mua nhà hoặc xe mới
6. Đầu tư cho việc về hưu
7. Để dành tiền mua một căn nhà nghỉ mát
8. Du lịch
9. Chăm sóc con cái
10. Lập gia đình
11. Trả tiền mướn người chăm sóc nhà cửa
12. Để lại tài sản cho con cháu
13. Sở hữu một doanh nghiệp nhỏ
14. Làm từ thiện.
B. Quy trình thiết lập mục tiêu
Để đạt được các mục tiêu tài chính, bạn phải thực hiện một số bước cần thiết. Bạn có thể làm theo một quy trình thiết lập mục tiêu đơn giản sau:
Kế hoạch tài chính: Đặt ra những mục tiêu
1) Xác định mục tiêu
Hãy lên danh sách tất cả các mục tiêu mà bạn đã xác định và thực hiện chúng theo thứ tự ưu tiên. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Bạn thích chúng được thực hiện theo trình tự thời gian như thế nào? Có mục tiêu nào mang tính cạnh tranh với nhau không?
2) Lên thời gian cụ thể để thực hiện mục tiêu
Bạn chỉ có thể đạt được mục tiêu khi bạn lên kế hoạch thời gian cụ thể để thực hiện. Nếu không thì đó không thật sự là mục tiêu, có đúng không? Đảm bảo kế hoạch thời gian đó phải thực tế và phù hợp với mục tiêu của bạn. “Trong 5 năm, tôi sẽ trả xong tiền cho ngôi nhà mới” sẽ thực tế hơn là “tuần tới, tôi sẽ trở thành triệu phú.” Những mục tiêu không thực tế sẽ dẫn đến những mong đợi không đúng đắn.
3) Hãy viết mục tiêu đó ra
Thật khó nhớ mục tiêu của bạn nếu như bạn không viết ra. Hãy viết vào một mảnh giấy và đặt ở nơi mà bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày – ví dụ ở cửa tủ lạnh. Hãy viết thật cụ thể. Luôn được nhắc nhở về mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung thực hiện.
4) Theo dõi tiến triển
Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có đạt được mục tiêu hay không nếu bạn không theo dõi việc thực hiện. Hãy theo dõi tiến triển việc thực hiện mục tiêu một hoặc hai lần mỗi năm để biết được bạn có đi đúng hướng không. Có thể bạn sẽ phải có những điều chỉnh định kỳ để giúp đạt được mục tiêu đề ra. Đừng buồn nếu như bạn phải thay đổi kế hoạch vì một số vấn đề nhỏ khi thực hiện.
Bước đầu tiên để thành công trong việc lên kế hoạch là xác định các mục tiêu tài chính cá nhân của bạn. Bắt đầu bằng những điều bạn mong ước. Những mong ước đó là gì? Liệu chúng có giống như các mục tiêu dưới đây không:
1. Thanh toán nợ cá nhân
2. Có tiền tiết kiệm
3. Bắt đầu lập một quỹ khẩn cấp
4. Trả tiền học phí cho con cái
5. Để dành tiền mua nhà hoặc xe mới
6. Đầu tư cho việc về hưu
7. Để dành tiền mua một căn nhà nghỉ mát
8. Du lịch
9. Chăm sóc con cái
10. Lập gia đình
11. Trả tiền mướn người chăm sóc nhà cửa
12. Để lại tài sản cho con cháu
13. Sở hữu một doanh nghiệp nhỏ
14. Làm từ thiện.
B. Quy trình thiết lập mục tiêu
Để đạt được các mục tiêu tài chính, bạn phải thực hiện một số bước cần thiết. Bạn có thể làm theo một quy trình thiết lập mục tiêu đơn giản sau:
Kế hoạch tài chính: Đặt ra những mục tiêu
1) Xác định mục tiêu
Hãy lên danh sách tất cả các mục tiêu mà bạn đã xác định và thực hiện chúng theo thứ tự ưu tiên. Điều gì là quan trọng nhất đối với bạn? Bạn thích chúng được thực hiện theo trình tự thời gian như thế nào? Có mục tiêu nào mang tính cạnh tranh với nhau không?
2) Lên thời gian cụ thể để thực hiện mục tiêu
Bạn chỉ có thể đạt được mục tiêu khi bạn lên kế hoạch thời gian cụ thể để thực hiện. Nếu không thì đó không thật sự là mục tiêu, có đúng không? Đảm bảo kế hoạch thời gian đó phải thực tế và phù hợp với mục tiêu của bạn. “Trong 5 năm, tôi sẽ trả xong tiền cho ngôi nhà mới” sẽ thực tế hơn là “tuần tới, tôi sẽ trở thành triệu phú.” Những mục tiêu không thực tế sẽ dẫn đến những mong đợi không đúng đắn.
3) Hãy viết mục tiêu đó ra
Thật khó nhớ mục tiêu của bạn nếu như bạn không viết ra. Hãy viết vào một mảnh giấy và đặt ở nơi mà bạn có thể nhìn thấy mỗi ngày – ví dụ ở cửa tủ lạnh. Hãy viết thật cụ thể. Luôn được nhắc nhở về mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung thực hiện.
4) Theo dõi tiến triển
Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn có đạt được mục tiêu hay không nếu bạn không theo dõi việc thực hiện. Hãy theo dõi tiến triển việc thực hiện mục tiêu một hoặc hai lần mỗi năm để biết được bạn có đi đúng hướng không. Có thể bạn sẽ phải có những điều chỉnh định kỳ để giúp đạt được mục tiêu đề ra. Đừng buồn nếu như bạn phải thay đổi kế hoạch vì một số vấn đề nhỏ khi thực hiện.