Cách giúp người tiêu dùng tra cứu hàng “chuẩn” trên thị trường

nguoitieudung.com.vn

Theo đánh giá của các tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tội phạm lớn nhất của thế kỉ 21 là tội phạm làm hàng giả.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Nếu như trong những năm 80 của thế kỉ 20, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái chủ yếu tập trung vào các mặt hàng xa xỉ phẩm như: Nước hoa, đồ da, đồng hồ... và phần lớn dành cho khách du lịch thì từ đầu thập niên 90 đến nay, hàng giả, hàng nhái xuất hiện ngày càng đa dạng, từ hàng nông nghiệp đến hàng công nghiệp và văn hóa phẩm. Sản xuất hàng giả, hàng nhái đã trở thành một ngành công nghiệp với quy mô lớn.

Mặc dù lực lượng chức năng đã quyết liệt kiểm tra, kiểm soát, số vụ bắt giữ gia tăng, song hàng giả vẫn được bày bán tràn lan tại các trung tâm thành phố lớn, cũng như lưu thông trên thị trường. Trong đó có khoảng 30 loại ngành hàng bị làm giả nghiêm trọng như: quần áo, mỹ phẩm, túi xách của các hãng nổi tiếng; các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng; các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng…

Tại Việt Nam có thể bắt gặp hàng giả, hàng nhái được bày bán tại các vỉa hè, tràn lan trong các chợ và thậm chí trong một số trung tâm thương mại. Hành vi làm giả thương hiệu không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế và các doanh nghiệp (DN), hàng giả, hàng nhái đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và lòng tin của người tiêu dùng (NTD).

Trong tháng 4 vừa qua, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức buổi Toạ đàm: “Chống hàng giả, cần sự quyết liệt của nhiều ngành” , ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục quản lí thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương cho biết, năm 2014, lực lượng QLTT đã xử lý trên 17.000 vụ/21.000 vụ hàng giả các loại, số tiền xử phạt trên 57 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 53 tỷ đồng. Các nhóm hàng giả xuất hiện liên quan nhiều đến rượu, nước giải khát, mỹ phẩm và các loại vải quần áo... Hàng giả đang ở mọi lĩnh vực, mọi sản phẩm trên thị trường,đang là vấn đề nhứcnhối của toàn xã hội.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo 389: Năm 2014, cả nước bắt giữ và xử lý gần 230.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, 22.000 vụ vi phạm hàng giả. Tính chất và quy mô khác hơn nhiều những năm trước đây, có những vụ cơ quan QLTT phát hiện hàng chục tấn hàng giả mạo đủ các thể loại. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, kết quả xử lý hàng gian, giả chưa tương xứng với thực tế vấn nạn trên thị trường.

Trước thực trạng được nêu trên đê giúp NTD tránh phải mua phải hàng giả, hàng nhái, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) – Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển đã công bố sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng giả” để giúp NTD những vấn đế thường hay gặp phải khi mua hàng như sau: NTD hoàn toàn tự truy xuất nguồn gốc hàng hóa để trả lời nghi vấn của mình: sản phẩm người tiêu dùng muốn mua có phải là hàng chính hãng hay không ? Thông qua sử dụng “Quy trình xác thực chống hàng giả”, sáng chế giúp NTD trả lời được 5 nghi vấn thường hay gặp: 1. Cơ quan chức năng nào? Có tin cậy được hay không? Đang trả lời nghi vấn của NTD. 2. Quãng đường đi từ nghi vấn đến câu trả lời là bao xa? 3. Thời gian cho việc truy xuất là bao lâu? 4. Chi phí cho truy xuất ? 5. Sản phẩm NTD muốn mua có chính hãng hay không?

“Quy trình xác thực chống giả” đã hoàn toàn thỏa mãn các nghi vấn trên với câu trả lời: 1. Hiệp hội DNNVV - Cơ quan đại diện cấp quốc gia của DNNVV cả nước được giao nhiệm vụ "Bảo vệ thương hiệu hàng hóa Việt Nam", Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển(IDE) đơn vị trực thuộc Hiệp hội đang trả lời nghi vấn của NTD. 2. Quãng đường để tới câu trả lời bằng không 3. Thời gian bằng hai click xác thực trên smartphone. 4. Hoàn toàn miễn phí. 5. Trả lời xác thực về nguồn gốc của sản phẩm.