Cách quản lý tài chính để bạn không bao giờ nợ nần

doisongphapluat.com

Hãy chấm dứt các suy nghĩ như "Ngày mai mình sẽ làm gì để trả nợ?" mà thay vào đó hãy nghĩ: "Ngày mai mình sẽ làm gì để kiếm nhiều tiền hơn?" mới là dòng tư tưởng nên tồn tại thường trực trong đầu bạn.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tự nguyện thanh toán chi phí đúng hạn

Nếu phải chi trả cho một thứ gì đó lần tới - hãy sẵn sàng rút hầu bao ngay lập tức vì dù sớm hay muộn, bạn cũng phải thanh toán cho thứ mình muốn. Nếu "nhây nhưa" và cảm thấy "từ từ trả cũng được" - bạn sẽ rất dễ dàng rơi vào trạng thái lưỡng lự để rồi dẫn đến các tình huống như lãi tăng hay bí đường rồi quyết định đắp qua lại nhiều khoản khác nhau.

Tăng thu nhập

Những khoản kiếm thêm sẽ là những khoản dùng để thanh toán khoản nợ của bạn. Không có cơ hội nào là quá tầm thường, quá đòi hỏi hay chi trả quá thấp cho thời gian của bạn; nếu bạn đang trong một khoản nợ, nghĩa là bạn không đủ khả năng kiếm tiền. Hãy tìm kiếm một công việc thứ hai một cách nghiêm túc, đó có thể là công việc trông trẻ, dắt chó đi dạo, rửa chén, công việc tự do trên mạng - hãy tích cực tìm kiếm những cơ hội để tăngthu nhậpvà nắm bắt lấy chúng.

Kiểm điểm tình hình

Hãy tự đăt ra câu hỏi: 'Tại sao tôi đang mắc nợ?', 'Tôi đã tiêu tiền vào những khoản nào', 'Mỗi tháng tôi đã làm ra bao nhiêu tiền?', 'Khoản nợ của tôi có ngày một tăng, hay tôi có đang gặp vấn đề với việc thanh toán những khoản lãi quá cao?', 'Có phải những khoản chi tiêu của tôi dẫn đến những khoản nợ, hay do khoản chi tiêu dành cho những thành viên trong gia đình?'. Đừng vội lo lắng về việc tìm ra hướng giải quyết - trước tiên hãy kiểm điểm vấn đề của bạn thật kỹ càng và xác định phạm vi của vấn đề.

Đừng than vãn về nợ nần

Đừng tưởng lời nói chỉ là thứ gì đó bâng quơ phát ra từ miệng. Thay vào đó, chúng luôn có một "nguồn lực" tiềm tàng cực mạnh rất dễ dàng ảnh hưởng đến tâm lý người nói lẫn người nghe. Một khi chia sẻ sự nghèo khó hoặc nhữngkhoản nợcủa mình với người khác - bạn đang tự "nô dịch" và "xiềng xích" không chỉ bản thân mà còn với người đối diện bằng những suy tiêu cực này. Hãy chia sẻ và nói về sự giàu có nhiều hơn.

Ghi lại tất cả những khoản chi

Hãy dành một mục trong quyển sổ của bạn, hoặc trên bảng tính để đánh giá tất cả những khoản chi của bạn trong suốt 6 tháng vừa qua. Hãy in những đơn thẻ tín dụng, những bảng sao kê của ngân hàng và bỏ những hóa đơn đó vào ví, xe hơi và túi thể thao của bạn. Bạn phải có một bức tranh chính xác về những số tiền bạn đã chi tiêu, và nếu như bạn đang có một khoản nợ, bạn có vẻ như không có một bức tranh đúng như mong muốn của mình.

Tìm đến những thứ sang trọng

Hãy thử một lần lái thử chiếc Audi mới cáu hay loanh quanh và nhìn ngắm những ngôi biệt thự nguy nga và đẳng cấp - và bạn sẽ bắt đầu tự hỏi mình mỗi ngày rằng "Làm sao để tôi có được những thứ này?"

Mua và sử dụng các sản phẩm cao cấp

Khi mua được một sản phẩm từ các nhãn hiệu cao cấp, không quan trọng món đồ đó to hay nhỏ, bạn đã tự động cảm thấy bản thân giàu hơn cũng như có quyền lực hơn. Tuy vậy, hãy mua những thứ thật sự có chất lượng cũng như khiến bản thân cảm thấy hài lòng - chúng sẽ dần "nâng cấp" cuộc sống của bạn lên một nấc cao hơn và sự giàu sang từ đó cũng sẽ ở gần bạn hơn.

Phân loại những khoản chi tiêu và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên

Thực phẩm, nước uống, chi phí ăn ở cơ bản, chi phí đi lại và quần áo cần thiết là những thứ 'thiết yếu'. Những thứ còn lại đều không phải thiết yếu mà chỉ là 'mong muốn'. Hãy bắt đầu phân loại những chi tiêu của bạn vào mục 'thiết yếu' và 'mong muốn'. Hãy cắt giảm những thứ không cần thiết, có thể là truyền hình cáp, điện thoại thông minh, internet tốc độ cao, và hàng loạt các thứ xa xỉ khác mà một người quen với việc có nó trong tầm tay của mình.