Cách quản lý tài chính để luôn no đủ
(Tài chính) Đây không phải là một bài học về các doanh nghiệp. Đây là cách để bạn ứng dụng chiến lược nhiều nguồn thu nhập vào tài chính cá nhân để kích hoạt sự sáng tạo, mạnh mẽ, kỹ năng quản lý thời gian và căng phồng túi tiền trong bạn. Dưới đây là 5 lý do tại sao bạn nên có nhiều nguồn thu nhập kèm theo một số ví dụ ứng dụng đơn giản.
1. An toàn
Một người bình thường có cộng việc ổn định kiểu 8-5 (người Việt Nam thường làm lúc 8h và kết thúc lúc 5h so với kiểu 9-5). Ổn định? Thoải mái? Đã đến lúc phải xem lại.
Bạn có thể bị đuổi việc, thanh trừ nội bộ, hoặc cắt giảm biên chế bất kể khả năng của bạn ra sao. Một khi có ai đó sẵn sàng làm việc tốt hơn với giá rẻ hơn của bạn.
Hoặc bạn cũng có thể bị cảm sốt, tai nạn, bệnh tật… Một tuần nằm viện bảo đảm bạn vừa mất thu nhập vừa mất tiền viện phí. Có thể bạn không bị đuổi, nhưng sếp cũng sẽ trừ lương hoặc cáo buộc trách nhiệm làm trễ dự án.
Và nếu bị đuổi việc, bạn mất 100% thu nhập. Nếu chỉ sở hữu một sản phẩm Coke, Cocacola sẽ phá sản 100%. Tình hình tài chính của bạn lâm vào trạng thái báo động đỏ ngay lập tức.
Có nhiều nguồn thu nhập giúp bạn không phải quỳ gối xuống xin việc “Đừng mà sếp”, đối mặt với những lựa chọn xấu xí “Đồng nghiệp xấu tính, sếp ve vãn lợi dung”, hay giận giữ bỏ đi “Đồ sếp hãm tài”. Bạn chỉ việc như một doanh nghiệp phủi tay khi mất một khách hàng: “Người kế”. Chỉ cần ngủ ngon hơn tối nay thôi cũng đã đáng giá rồi, phải không bạn?
2. Giới hạn tiết kiệm và Vô cực thu nhập
Lưu ý, đây không phải tên của một chiêu thức võ lâm thần công lừng danh nào. Đây là 2 mặt của tài chính cá nhân.
Cuộc sống tài chính của tôi chia làm 2 mặt: đơn giản cho mình và tận hưởng với người thân. Tôi phát hiện ra 2 điều: (1) Có mức giới hạn cho tiết kiệm và (2) Không có giới hạn cho nguồn thu của bạn.
Bạn có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn đi chơi nhưng có một mức sàn cho sự tằn tiện. Đến một lúc nào đó não bạn sẽ phát điên và đốt tiền bạt mạng. Rất khó bảo bạn trẻ thản nhiên làm ngơ khi bạn bè xung quanh xúng xính Iphone, áo đẹp, xe xịn, ăn nhà hàng. Và cho dù bạn có tằn tiện đến đâu, thì lạm phát cao tại Việt Nam cũng dư sức giết chết những khoảng chi thường nhật của bạn.
Thu nhập thì ngược lại. Khi nào bạn còn học hỏi và phát triển, thu nhập của bạn vẫn có thể tiếp tục tăng và tăng. Tăng thu nhập sẽ giúp bạn tự do hơn về tâm lý lẫn đời sống. Không ai có thể cố định khoảng thu nhập của bạn. Người duy nhất có thể cố định khoảng thu nhập của bạn là chính bạn. Hầu hết mọi người đều không dám đàm phán mức lương họ xứng đáng được hưởng nên thường bị trả giá thấp.
Bạn có bao giờ gặp tình trạng đi làm nhưng không có việc gì làm? Chỉ có thể lên mạng lướt web đọc báo xem phim con nhà nghèo? Mỗi công ty, mỗi ngành nghề đều có một khoảng thời gian bận rộn nhất định. Như báo chí là những ngày cận kề deadline. Du lịch khách sạn vào những dịp lễ. Thời trang vào những mùa sales-off. Nghĩ thử xem nếu bạn có thể làm hết mình mỗi ngày thì 1 năm sau, kỹ năng bạn sẽ ghê gớm biết chừng nào. Một công việc thì không. Nhưng nhiều công việc thì có thể tận dụng mọi quỹ thời gian nhàn rỗi của bạn.
3. Lũy tích và bội thu thu nhập
Mỗi nguồn thu nhập thành công mới của tôi đi kèm một kỹ năng thành thuc. Kỹ năng này cộng dồn lại giúp tôi kiếm thêm một công việc có mức thu nhập cao hơn. Hiệu ứng tích lũy và bội thu: Các kỹ năng bạn học được từ công việc trước sẽ cộng dồn lại để ra một gói thầu hoàn chỉnh.
Viết báo giúp tôi kiếm 1.000.000VNĐ. Hồ sơ từ việc viết báo giúp tôi dễ dàng được tín nhiệm dịch thuật khoảng 2.000.000 VNĐ. Kết hợp với sự trung thực, kiến thức kinh doanh và kỹ năng vi tính trung cấp, tôi làm trợ lý với mức 6.000.000VNĐ. Học thêm phát triển website và Internet Marketing, tôi dễ dàng đẩy nguồn thu nhập lên vài con số nữa. Bằng quản trị kinh doanh trên tay, tôi làm luôn quản lý. Những kỹ năng này được tôi đóng góp lại và bán trọn gói với một mức giá hợp lý. Việc sau trả lương cao hơn việc trước, hoặc làm ít thời gian hơn việc trước.
Khách hàng mua món A cũng hay mua món B. Ai mua TV cũng lắp truyền hình cáp và đầu DVD. Một sinh viên vừa biết dịch thuật, viết sáng tạo, thiết kế đồ họa sẽ rất có giá trị trong một tòa soạn hay công ty quảng cáo. Bạn có thể tăng thu nhập đáng kể nhờ có nhiều kỹ năng đa dạng hoặc tăng lương trong công việc hiện tại.
4. Số ít thu nhập khổng lồ với số nhiều tào lao nhỏ xíu
Bạn cũng biết tôi từng làm 7 công việc một lúc. Trong cuộc sống 80/20 của mình, tôi thường tập trung vào số ít quan trọng và bỏ qua số nhiều tào lao.
Nếu công việc từ mảng A này tạo ra đến 80% thu nhập của tôi, tôi sẽ dành thời gian phát triển chúng nhiều hơn nữa – trong khi từ từ loại bỏ mảng B. Bên thuê có đột ngột chấm dứt hợp đồng cũng không làm tôi đập đầu vào tường hay hốt hoảng đi kiếm việc mới.
Mục tiêu trong sự nghiệp của bạn không phải là ngày càng tăng thêm việc mà ngày càng giảm bớt đi những công việc ít hứng thú, ít sáng tạo, ít thông minh, ít lợi nhuận. Có như vậy bạn mới có thể làm được những công việc có ý nghĩa lớn lao cho mình và người khác.
5. Tự động hóa nguồn thu nhập theo thời gian
Khó nhất là có được công việc làm thêm đầu tiên. Khó nhì là kiếm được việc làm thêm thứ hai. Rồi mọi thứ dễ dần.
Khi có nguồn thu nhập thứ 5 hay thứ 6, bạn đã biết thiết lập một hệ thống. Bạn có nhiều kỹ năng bán được, bạn biết cách nhìn ra những tiềm năng kiếm tiền. Bạn biết khi nào nên lấp đá chặn một nguồn thu nhập thất bát. Và bạn biết cách tăng quy mô cho tiền chảy ào ào như thế nào.
Có sung sướng không khi bạn có thể tự động hóa nguồn thu của mình? Làm ít nhưng có nhiều tiền hơn? Cách ưa thích nhất của tôi chính là outsource và phân quyền.
Nếu bạn được trả 100.000VNĐ/một tiếng để dịch văn bản và cô sinh viên trợ lý của bạn được hưởng 50.000VNĐ/một tiếng, thì làm ơn, hãy giao việc dịch thuật cho trợ lý và tung tăng đi chơi ngay lập tức. Bạn không phải làm công việc nhàm chán quen thuộc mà vẫn có 50.000VNĐ sau khi trừ mọi chi phí, hợp lý không?
Khi nào bạn nên outsource? Hãy tự hỏi mình: Bạn đã thành thục kỹ năng này chưa? Kỹ năng này có quan trọng với bạn dài lâu không? Có ai đó có thể làm tốt hơn và rẻ hơn bạn không?
Chỉ khi nào cảm thấy kỹ năng của mình về một lĩnh vực đã vững hoặc bạn chả thèm quan tâm đến kỹ năng này trong tương lai, bạn có thể thoải mái outsource và phân quyền cho người khác.
Ai outsource? Các nhà thầu lớn giao hợp đồng thầu được cho các nhà thầu nhỏ. Nhiều phim hoạt hình Walt Disney được phát triển tại Philippines. Biên tập viên tạp chí biên tập lại bài viết của cộng tác viên. Bạn cũng có thể. Qua rồi cái thời outsource chỉ dành cho những người giàu có và những tập đoàn khổng lồ...
Phương thức để tự động hóa thì nhiều: đào tạo nhân viên, tự động forward email, đưa ra hướng dẫn rõ ràng cụ thể… Nhưng điểm cuối là: tư duy như một doanh nghiệp, bạn sẽ thu được lợi nhuận rất cao cho cuộc đời.
Với 5 lý do tuyệt vời trên, đã đến lúc bạn xem lại nguồn thu nhập của mình. Nó có thực sự an toàn? Đều đặn? Nếu một trong những nguồn bị cắt thì sao? Bạn có thể sống mà không phải làm việc trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng? Những kỹ năng nào bạn cần để tăng thêm thu nhập?
Sông Cửu Long có mất đi một nguồn vẫn có thể bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng. Nếu tài chính của bạn chỉ được bồi đắp từ một dòng chảy duy nhất, ai dám chắc một ngày nào đó không có ai chơi khăm chặn nguồn, một tảng đá bất ngờ lăn xuống chặn nước, hay một cơn hạn hán mang tên “khủng hoảng kinh tế” kéo qua./.
Một người bình thường có cộng việc ổn định kiểu 8-5 (người Việt Nam thường làm lúc 8h và kết thúc lúc 5h so với kiểu 9-5). Ổn định? Thoải mái? Đã đến lúc phải xem lại.
Bạn có thể bị đuổi việc, thanh trừ nội bộ, hoặc cắt giảm biên chế bất kể khả năng của bạn ra sao. Một khi có ai đó sẵn sàng làm việc tốt hơn với giá rẻ hơn của bạn.
Hoặc bạn cũng có thể bị cảm sốt, tai nạn, bệnh tật… Một tuần nằm viện bảo đảm bạn vừa mất thu nhập vừa mất tiền viện phí. Có thể bạn không bị đuổi, nhưng sếp cũng sẽ trừ lương hoặc cáo buộc trách nhiệm làm trễ dự án.
Và nếu bị đuổi việc, bạn mất 100% thu nhập. Nếu chỉ sở hữu một sản phẩm Coke, Cocacola sẽ phá sản 100%. Tình hình tài chính của bạn lâm vào trạng thái báo động đỏ ngay lập tức.
Có nhiều nguồn thu nhập giúp bạn không phải quỳ gối xuống xin việc “Đừng mà sếp”, đối mặt với những lựa chọn xấu xí “Đồng nghiệp xấu tính, sếp ve vãn lợi dung”, hay giận giữ bỏ đi “Đồ sếp hãm tài”. Bạn chỉ việc như một doanh nghiệp phủi tay khi mất một khách hàng: “Người kế”. Chỉ cần ngủ ngon hơn tối nay thôi cũng đã đáng giá rồi, phải không bạn?
2. Giới hạn tiết kiệm và Vô cực thu nhập
Lưu ý, đây không phải tên của một chiêu thức võ lâm thần công lừng danh nào. Đây là 2 mặt của tài chính cá nhân.
Cuộc sống tài chính của tôi chia làm 2 mặt: đơn giản cho mình và tận hưởng với người thân. Tôi phát hiện ra 2 điều: (1) Có mức giới hạn cho tiết kiệm và (2) Không có giới hạn cho nguồn thu của bạn.
Bạn có thể nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn đi chơi nhưng có một mức sàn cho sự tằn tiện. Đến một lúc nào đó não bạn sẽ phát điên và đốt tiền bạt mạng. Rất khó bảo bạn trẻ thản nhiên làm ngơ khi bạn bè xung quanh xúng xính Iphone, áo đẹp, xe xịn, ăn nhà hàng. Và cho dù bạn có tằn tiện đến đâu, thì lạm phát cao tại Việt Nam cũng dư sức giết chết những khoảng chi thường nhật của bạn.
Thu nhập thì ngược lại. Khi nào bạn còn học hỏi và phát triển, thu nhập của bạn vẫn có thể tiếp tục tăng và tăng. Tăng thu nhập sẽ giúp bạn tự do hơn về tâm lý lẫn đời sống. Không ai có thể cố định khoảng thu nhập của bạn. Người duy nhất có thể cố định khoảng thu nhập của bạn là chính bạn. Hầu hết mọi người đều không dám đàm phán mức lương họ xứng đáng được hưởng nên thường bị trả giá thấp.
Bạn có bao giờ gặp tình trạng đi làm nhưng không có việc gì làm? Chỉ có thể lên mạng lướt web đọc báo xem phim con nhà nghèo? Mỗi công ty, mỗi ngành nghề đều có một khoảng thời gian bận rộn nhất định. Như báo chí là những ngày cận kề deadline. Du lịch khách sạn vào những dịp lễ. Thời trang vào những mùa sales-off. Nghĩ thử xem nếu bạn có thể làm hết mình mỗi ngày thì 1 năm sau, kỹ năng bạn sẽ ghê gớm biết chừng nào. Một công việc thì không. Nhưng nhiều công việc thì có thể tận dụng mọi quỹ thời gian nhàn rỗi của bạn.
3. Lũy tích và bội thu thu nhập
Mỗi nguồn thu nhập thành công mới của tôi đi kèm một kỹ năng thành thuc. Kỹ năng này cộng dồn lại giúp tôi kiếm thêm một công việc có mức thu nhập cao hơn. Hiệu ứng tích lũy và bội thu: Các kỹ năng bạn học được từ công việc trước sẽ cộng dồn lại để ra một gói thầu hoàn chỉnh.
Viết báo giúp tôi kiếm 1.000.000VNĐ. Hồ sơ từ việc viết báo giúp tôi dễ dàng được tín nhiệm dịch thuật khoảng 2.000.000 VNĐ. Kết hợp với sự trung thực, kiến thức kinh doanh và kỹ năng vi tính trung cấp, tôi làm trợ lý với mức 6.000.000VNĐ. Học thêm phát triển website và Internet Marketing, tôi dễ dàng đẩy nguồn thu nhập lên vài con số nữa. Bằng quản trị kinh doanh trên tay, tôi làm luôn quản lý. Những kỹ năng này được tôi đóng góp lại và bán trọn gói với một mức giá hợp lý. Việc sau trả lương cao hơn việc trước, hoặc làm ít thời gian hơn việc trước.
Khách hàng mua món A cũng hay mua món B. Ai mua TV cũng lắp truyền hình cáp và đầu DVD. Một sinh viên vừa biết dịch thuật, viết sáng tạo, thiết kế đồ họa sẽ rất có giá trị trong một tòa soạn hay công ty quảng cáo. Bạn có thể tăng thu nhập đáng kể nhờ có nhiều kỹ năng đa dạng hoặc tăng lương trong công việc hiện tại.
4. Số ít thu nhập khổng lồ với số nhiều tào lao nhỏ xíu
Bạn cũng biết tôi từng làm 7 công việc một lúc. Trong cuộc sống 80/20 của mình, tôi thường tập trung vào số ít quan trọng và bỏ qua số nhiều tào lao.
Nếu công việc từ mảng A này tạo ra đến 80% thu nhập của tôi, tôi sẽ dành thời gian phát triển chúng nhiều hơn nữa – trong khi từ từ loại bỏ mảng B. Bên thuê có đột ngột chấm dứt hợp đồng cũng không làm tôi đập đầu vào tường hay hốt hoảng đi kiếm việc mới.
Mục tiêu trong sự nghiệp của bạn không phải là ngày càng tăng thêm việc mà ngày càng giảm bớt đi những công việc ít hứng thú, ít sáng tạo, ít thông minh, ít lợi nhuận. Có như vậy bạn mới có thể làm được những công việc có ý nghĩa lớn lao cho mình và người khác.
5. Tự động hóa nguồn thu nhập theo thời gian
Khó nhất là có được công việc làm thêm đầu tiên. Khó nhì là kiếm được việc làm thêm thứ hai. Rồi mọi thứ dễ dần.
Khi có nguồn thu nhập thứ 5 hay thứ 6, bạn đã biết thiết lập một hệ thống. Bạn có nhiều kỹ năng bán được, bạn biết cách nhìn ra những tiềm năng kiếm tiền. Bạn biết khi nào nên lấp đá chặn một nguồn thu nhập thất bát. Và bạn biết cách tăng quy mô cho tiền chảy ào ào như thế nào.
Có sung sướng không khi bạn có thể tự động hóa nguồn thu của mình? Làm ít nhưng có nhiều tiền hơn? Cách ưa thích nhất của tôi chính là outsource và phân quyền.
Nếu bạn được trả 100.000VNĐ/một tiếng để dịch văn bản và cô sinh viên trợ lý của bạn được hưởng 50.000VNĐ/một tiếng, thì làm ơn, hãy giao việc dịch thuật cho trợ lý và tung tăng đi chơi ngay lập tức. Bạn không phải làm công việc nhàm chán quen thuộc mà vẫn có 50.000VNĐ sau khi trừ mọi chi phí, hợp lý không?
Khi nào bạn nên outsource? Hãy tự hỏi mình: Bạn đã thành thục kỹ năng này chưa? Kỹ năng này có quan trọng với bạn dài lâu không? Có ai đó có thể làm tốt hơn và rẻ hơn bạn không?
Chỉ khi nào cảm thấy kỹ năng của mình về một lĩnh vực đã vững hoặc bạn chả thèm quan tâm đến kỹ năng này trong tương lai, bạn có thể thoải mái outsource và phân quyền cho người khác.
Ai outsource? Các nhà thầu lớn giao hợp đồng thầu được cho các nhà thầu nhỏ. Nhiều phim hoạt hình Walt Disney được phát triển tại Philippines. Biên tập viên tạp chí biên tập lại bài viết của cộng tác viên. Bạn cũng có thể. Qua rồi cái thời outsource chỉ dành cho những người giàu có và những tập đoàn khổng lồ...
Phương thức để tự động hóa thì nhiều: đào tạo nhân viên, tự động forward email, đưa ra hướng dẫn rõ ràng cụ thể… Nhưng điểm cuối là: tư duy như một doanh nghiệp, bạn sẽ thu được lợi nhuận rất cao cho cuộc đời.
Với 5 lý do tuyệt vời trên, đã đến lúc bạn xem lại nguồn thu nhập của mình. Nó có thực sự an toàn? Đều đặn? Nếu một trong những nguồn bị cắt thì sao? Bạn có thể sống mà không phải làm việc trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng? Những kỹ năng nào bạn cần để tăng thêm thu nhập?
Sông Cửu Long có mất đi một nguồn vẫn có thể bồi đắp phù sa màu mỡ cho đồng bằng. Nếu tài chính của bạn chỉ được bồi đắp từ một dòng chảy duy nhất, ai dám chắc một ngày nào đó không có ai chơi khăm chặn nguồn, một tảng đá bất ngờ lăn xuống chặn nước, hay một cơn hạn hán mang tên “khủng hoảng kinh tế” kéo qua./.