Thực trạng quy trình quản lý sản xuất của Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam

Là một trong những công ty con của Tổng công ty cổ phần (CTCP) Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, CTCP Bao bì Sabeco - Sông Lam chính thức thành lập từ năm 1995. Đến năm 2007, CTCP Bao bì Sabeco - Sông Lam tiến hành cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất bao bì carton và hộp giấy trên dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất trên 15.000 tấn sản phẩm/năm.

Kể từ khi hình thành và phát triển, CTCP Bao bì Sabeco - Sông Lam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, khẳng định được vị thế trên thị trường. Đặc biệt, do luôn chú trọng đến đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; tìm tòi cải tiến quy trình công nghệ và quản lý sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho người lao động, cho nên doanh số của Công ty luôn đạt mức tăng trưởng khá qua từng năm, lợi nhuận được đảm bảo bền vững. Năm 2007, Công ty có nguồn vốn điều lệ 12 tỷ đồng, giá trị tài sản là 23,7 tỷ đồng thì đến giữa năm 2010 vốn điều lệ đã là 16,8 tỷ đồng, tăng 40% và giá trị tài sản ước đạt 57 tỷ đồng, tăng 140%. Công ty cũng đã áp dụng thành công hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9001:2000.

Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước (NSNN). Chỉ tiêu đều tăng qua các năm, năm 2007 nộp NSNN 140 triệu đồng, năm 2009 là 530 triệu đồng, tăng 378%; năm 2010 là 1,59 tỷ đồng, tăng 300%; năm 2013 là 5,4 tỷ đồng, tăng 362%.

Bên cạnh những kết quả ấn tượng như trên, thực tế hiện nay, Công ty cũng còn một số hạn chế như đội ngũ công nhân có tay nghề cao và cán bộ quản lý của Công ty còn ít, chuyên môn nghiệp vụ còn thấp. Máy móc, công nghệ của Công ty lạc hậu, các sản phẩm khác biệt chủ yếu theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Trong khi, những khách hàng lớn của CTCP Bao bì Sabeco - Sông Lam lại chỉ mới bó hẹp trong phạm vi tỉnh Nghệ An.

Cũng như nhiều DN khác, về cơ bản giá thành của CTCP Bao bì Sabeco - Sông Lam phụ thuộc rất nhiều vào giá nguyên liệu, chủ yếu là giấy (chiếm tới 70% giá trị của sản phẩm). Do vậy, sự biến động về giá giấy trên thế giới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty. Chưa kể, việc tính giá thành lại không hoàn chỉnh, điều này giúp cho việc tính giá thành được giản tiện song lại dễ làm sai lệch giá thành của các sản phẩm, ảnh hưởng tới hiệu quả sản phẩm, từ đó làm sai lệch phán đoán và định vị giá thành của Công ty.

Giải pháp cải tiến quy trình quản lý sản xuất

Giải pháp về nguyên liệu:

- Xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện: Nâng cấp chuỗi cung ứng hiện có của CTCP Bao bì Sabeco - Sông Lam trong thời gian tới, nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất. Chuỗi cung ứng nên xây dựng theo hướng: Kiểm soát chất lượng sản phẩm mua, giảm tồn kho. Hệ thống cung ứng kịp thời, chú trọng chất lượng hơn là biến động của giá cả thu mua.

- Lập bộ phận hoạch định dự báo, có trách nhiệm chuyên dự báo sự thay đổi về giá và đánh giá các biến động của thị trường.

- Xây dựng nhân lực cho hệ thống cung ứng hiện tại, kể cả nhân lực kiểm soát chất lượng đầu vào lẫn nhân lực tìm kiếm các nhà cung cấp mới, tạo nên sự đa dạng hóa trong vấn đề lựa chọn nhà cung cấp.

- Xây dựng các chuỗi cung ứng nhỏ để đáp ứng các nhu cầu tức thì của Công ty. Việc này sẽ tạo điều kiện cho nhà quản trị kiểm soát các khoản chi phí của mình tốt hơn.

Giải pháp về mặt bằng sản xuất:

- Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo hướng khoa học, đảm bảo thể hiện đầy đủ đường đi của sản phẩm. Nên tách nhóm sản xuất bao bì mềm ra thành một phân xưởng riêng, đầy đủ các khâu sản xuất.

- Sắp xếp lại kho bãi của đơn vị theo hướng thuận tiện. Mở rộng kho bãi bằng việc đi thuê đất ở các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Giải pháp về chiến lược marketing cho từng dòng sản phẩm

- Xác định các dòng sản phẩm chủ lực, để tập trung phát triển mạnh các dòng sản phẩm đó.

- Xây dựng giải pháp chiến lược thị trường đồng bộ. Đối với từng thị trường cũng cần có chiến lược phù hợp. Giữ vững thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới, đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng...

- Nghiên cứu các nhóm sản phẩm, trên cơ sở đó xác định giá bán đặc thù cho từng phân khúc thị trường và từng nhóm sản phẩm để tạo sự cạnh tranh.

- Xây dựng hình ảnh sản phẩm của Công ty thông qua các phương tiện truyền thống như Internet hoặc phương tiện đa truyền thông. Việc này cũng nên triển khai ngay trong các cán bộ công nhân viên, cũng như tận dụng các khách hàng để có thể quảng bá sản phẩm của mình.

- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường của khách hàng thông qua các phiếu điều tra trực tiếp hay gián tiếp, giúp cho Công ty linh hoạt hơn trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, cũng như nhanh chóng tìm ra các nhược điểm của sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường.

Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam liên tục hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN. Chỉ tiêu đều tăng qua các năm, năm 2007 nộp NSNN 140 triệu đồng, năm 2009 là 530 triệu đồng, tăng 378%; năm 2010 là 1,59 tỷ đồng, tăng 300%; năm 2013 là 5,4 tỷ đồng, tăng 362%.

- Xây dựng chính sách chiết khấu thương mại cho các khách hàng lớn, khuyến khích họ mua hàng cũng như tạo mối quan hệ khăng khít hơn với các nhà tiêu thụ.

Giải pháp về nhân sự:

- Đối với các cán bộ quản lý: Xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên. Đối tượng này sẽ được đào tạo bài bản về chuyên ngành in cũng như am hiểu vềsản phẩm bao bì, giúp cho họ có thể đáp ứng các đòi hỏi về kĩ thuật máy móc cũng như của thị trường. Mặt khác, cần đào tạo kiến thức ngoại ngữ để đối tượng này có thể trực tiếp giao tiếp với các chuyên gia in ấn quốc tế, qua đó học tập các cách quản lý tiên tiến và nắm bắt các công nghệ mới…

- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Đội ngũ này ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo chuyên sâu về kĩ thuật, thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế, nắm vững và am hiểu về các sản phẩm in của đơn vị. Đội ngũ này cần tiếp cận với đội ngũ công nhân sản xuất để huấn luyện và bồi dưỡng cho công nhân...

- Đội ngũ thợ in: Đây là đội ngũ trực tiếp đứng máy có vị trí quan trọng trong sản xuất. Do đó, đội ngũ này cần được đào tạo, khi được đứng máy phải có kinh nghiệm thực tế ít nhất là 2 năm. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa nhằm hạn chế các sai sót về mặt chất lượng. Liên kết với các đơn vị in khác để gửi lao động đi tham gia các lớp tập huấn trong và ngoài nước…

- Đội ngũ bán hàng: Là đội ngũ trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng và quảng bá sản phẩm, đội ngũ này cần nắm vững các đặc tính sản phẩm, công dụng, độ bền, chất lượng sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, đội ngũ này cần được thường xuyên đào tạo để nắm bắt các thông tin của sản phẩm. Việc đào tạo đội ngũ này thành thạo sẽ tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng.

- Bố trí và xắp xếp nhân sự. Công ty cần bố trí sắp xếp các nhân viên phòng ban của mình theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Phát hiện, bố trí người có năng lực vào các vị trí phù hợp để họ phát huy hết khả năng của mình. Xây dựng cơ chế khen thưởng dựa trên hiệu suất đóng góp của các nhân viên trong công ty…

Cải tiến quy trình quản lý sản xuất: Mô hình từ Công ty cổ phần bao bì Sabeco – Sông Lam

ThS. PHẠM THỊ HỒNG NHẬT - Trường Cao đẳng Nghề Du lịch – Thương mại Nghệ An

(Tài chính) Hệ thống quản lý của Công ty Cổ phần bao bì Sabeco - Sông Lam mặc dù đã được tổ chức BVQI (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. Tuy nhiên, đến nay chiến lược kinh doanh của Công ty vẫn mới dừng lại ở bước xây dựng kế hoạch ngắn hạn. Do vậy, trong thời gian tới Công ty cần có một chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và khu vực.

Xem thêm

Video nổi bật