Cần phải quy định cụ thể hơn nguyên tắc xác định mức thu phí
(Tài chính) Cho ý kiến lần đầu vào dự án Luật Phí và lệ phí chiều 6/4, đa số ý kiến Ủy viên UBTVQH tán thành việc ban hành luật này, đồng thời đề nghị rà cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính hợp Hiến, tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật; tập hợp và luật hóa đầy đủ nguồn thu từ phí và lệ phí vào ngân sách; về giải thích từ ngữ cần phân biệt rõ bản chất của phí, lệ phí…
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý: Cần quy định rõ trong luật thẩm quyền của Bộ Tài chính, thẩm quyền của HĐND trong quản lý phí và lệ phí
Tôi cơ bản đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách và cần phải nâng Pháp lệnh thành luật. Theo yêu cầu của Hiến pháp, tất cả những khoản gì thuộc về nghĩa vụ của người dân đóng góp cần phải quy định thành luật. Mặt khác, Pháp lệnh phí và lệ phí được thi hành trong một thời gian rất dài, chúng ta đã kinh nghiệm, có thể tổng kết để nâng lên thành luật. Đây là một nội dung quan trọng của ngân sách để đồng bộ với Luật Ngân sách sẽ sửa đổi. Song Ban soạn thảo và Ủy ban Tài chính Ngân sách cần lưu ý:
Thứ nhất, về chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, Ủy ban Tài chính và Ngân sách thì tán thành với dự thảo, tức là các khoản thu phải nộp thì được trích lại. Tôi đề nghị không được trích lại ngay như thế. Theo quy định của Luật Ngân sách, tất cả ngân sách nhà nước thì phải quản lý tập trung thống nhất, tất cả các khoản thu đều nộp vào ngân sách. Các khoản chi cần thiết thì phải có cơ quan thẩm quyền phê duyệt, ngân sách lại cấp trở lại. Những quy định liên quan đến phí, lệ phí cũng phải quy định như vậy, tức là toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách cần phải dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Nếu cần cấp lại, thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp lại. Ở đây, chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo tôi cần phải đưa vào dự toán, kinh phí hoạt động của cơ quan đơn vị cần phải được ngân sách nhà nước cấp, sau khi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chứ không nên quy định như trong dự thảo.
Thứ hai, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về phí và lệ phí, điều 16, điều 20, trong dự thảo luật cũng quy định: Bộ Tài chính có thẩm quyền: quy định mức thu, chế độ thu… HĐND quy định mức thu. Bộ Tài chính quy định thuộc thẩm quyền, mà thẩm quyền phải được quy định trong luật này, mà trong luật này lại quy định “thuộc thẩm quyền” thì không biết là thuộc thẩm quyền nào, cần phải quy định rõ trong luật thẩm quyền của Bộ Tài chính là gì, thẩm quyền của HĐND là gì? Nếu nói về phân cấp thì cũng phải căn cứ vào quy định của luật này, khi ấy phân cấp ở mức độ nào thì mới được thực hiện. Theo tôi, cần phải có quy định có tính nguyên tắc ở trong luật này để khi có phân cấp cụ thể thì có thể phân cấp cho HĐND hay chính quyền địa phương ở các cấp.
Thứ ba, về danh mục cần rà soát lại, danh mục quy định trong dự thảo luật so với các quy định về phí, lệ phí hiện nay thiếu nhiều khoản phí và lệ phí mà không được quy định trong này. Ví dụ: phí về kiểm định giáo dục, phí tuyển sinh đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa thấy thể hiện trong dự thảo luật. Hay phí điều hành hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành thị trường điện được quy định trong Luật Điện lực nhưng dự thảo luật chưa thể hiện được quy định này. Đề nghị, đã quy định danh mục thì phải rà soát lại đầy đủ, để bao quát hết các quy định về phí, lệ phí, bảo đảm phù hợp với các luật đã thông qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Nghiên cứu bổ sung và quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí
Tôi đánh giá cao tư duy làm luật đã có sự thay đổi theo hướng phân định rõ ràng giữa thuế, giá dịch vụ và phí. Đề nghị cần phải rà soát mạnh mẽ hơn nữa. Xưa nay cũng chưa có tách phần thuế, phí và lệ phí và giá dịch vụ. Tư duy làm luật đánh giá lại ba phạm trù này là đúng đắn. Mặt khác, khi xây dựng luật mới này cần phải rà soát lại theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các luật mà chúng ta tiếp tục cụ thể hóa, nhất là Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính có đề cập đưa ra khỏi danh sách, loại bỏ 18 khoản phí, đồng thời bổ sung 15 khoản phí mới vì các luật mới ban hành gần đây có quy định. Theo tôi cần phải rà soát kỹ lại. Trên tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khi xây dựng Luật Đầu tư sửa đổi là phải rà soát tổng thể, không lệ thuộc vào việc vì có các quy định khác mà chúng ta đưa vào đây cho đầy đủ. Một vấn đề nữa, khi điều chỉnh các quy định về phí và lệ phí này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu. Ví dụ, năm 2013 thu hơn 31 nghìn tỷ. Vậy khi luật mới này ban hành thì nguồn thu tăng hay giảm? Vì một phần chúng ta chuyển sang thuế, một phần chuyển sang giá dịch vụ (theo kinh tế thị trường do hợp đồng quyết định).
Theo Tờ trình của Chính phủ, danh mục phí, lệ phí kèm theo dự thảo Luật bao gồm: 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí. Tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung và quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, có phân loại theo nhóm ngành cụ thể ngay trong dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: Cần phải quy định cụ thể hơn nguyên tắc xác định mức thu phí
Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Tài chính và Ngân sách có 2 loại ý kiến khác nhau, đa số đồng tình với phương án 1. Tôi đồng tình với phương án 1 là đề nghị phạm vi điều chỉnh của Luật phí và lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện như dự thảo Luật. Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện sẽ được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời bỏ các quy định liên quan đến các khoản thu từ phí, lệ phí của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện trong dự thảo Luật (khoản 4 Điều 6, khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 10).
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính và ngân sách cần phải cụ thể thêm khi cho rằng, các giải thích từ ngữ về phí, lệ phí, giá dịch vụ chưa rõ ràng, còn trùng lặp nhưng lại chưa chỉ ra là được phân định như thế nào để giải quyết vấn đề này. Khoản 1, điều 6 quy định: phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Nếu dừng lại như thế này thì phí chẳng khác gì giá dịch vụ. Y tế cũng cung cấp dịch vụ và trả khoản tiền, học phí cũng cung cấp dịch vụ và trả lại khoản tiền, chỉ khác là có quy định danh mục kèm theo. Nếu không có danh mục kèm theo thì phí và giá dịch vụ là không phân biệt được. Theo tôi, giá dịch vụ đi theo hạch toán tính đúng, tính đủ cơ chế thị trường, còn phí có một số nguyên tắc thiết kế ở đây hơi khác một chút. Vì vậy, cần cân nhắc để giải thích từ ngữ đầy đủ hơn.
Điều 7, nguyên tắc xác định mức thu phí, tôi đồng ý về nguyên tắc xác định nhưng cách viết lại chưa rõ ràng. Khoản 1 quy định: Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm bù đắp chi phí, thu hồi vốn, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Cụm từ "có tính đến các chính sách” thì mơ hồ quá, người dân đọc vào thấy “có tính đến các chính sách nhà nước trong từng thời kỳ” là như thế nào? Theo tôi, chính sách gì của nhà nước thì nên cụ thể thêm. Khoản 2 là “có tính đến lợi nhuận định mức phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp”, quy định như vậy là khó, khó cho tổ chức, cá nhân, “phù hợp với khả năng của người nộp” thì sẽ như thế nào? Điều này cần phải cụ thể thêm để tổ chức, cá nhân đầu tư vào thì biết mình theo nguyên tắc nào, và người dân trả phí cũng biết theo nguyên tắc nào.
Tôi cơ bản đồng tình với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách và cần phải nâng Pháp lệnh thành luật. Theo yêu cầu của Hiến pháp, tất cả những khoản gì thuộc về nghĩa vụ của người dân đóng góp cần phải quy định thành luật. Mặt khác, Pháp lệnh phí và lệ phí được thi hành trong một thời gian rất dài, chúng ta đã kinh nghiệm, có thể tổng kết để nâng lên thành luật. Đây là một nội dung quan trọng của ngân sách để đồng bộ với Luật Ngân sách sẽ sửa đổi. Song Ban soạn thảo và Ủy ban Tài chính Ngân sách cần lưu ý:
Thứ nhất, về chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, Ủy ban Tài chính và Ngân sách thì tán thành với dự thảo, tức là các khoản thu phải nộp thì được trích lại. Tôi đề nghị không được trích lại ngay như thế. Theo quy định của Luật Ngân sách, tất cả ngân sách nhà nước thì phải quản lý tập trung thống nhất, tất cả các khoản thu đều nộp vào ngân sách. Các khoản chi cần thiết thì phải có cơ quan thẩm quyền phê duyệt, ngân sách lại cấp trở lại. Những quy định liên quan đến phí, lệ phí cũng phải quy định như vậy, tức là toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách cần phải dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước. Nếu cần cấp lại, thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp lại. Ở đây, chi phí cung cấp dịch vụ thu phí theo tôi cần phải đưa vào dự toán, kinh phí hoạt động của cơ quan đơn vị cần phải được ngân sách nhà nước cấp, sau khi các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chứ không nên quy định như trong dự thảo.
Thứ hai, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về phí và lệ phí, điều 16, điều 20, trong dự thảo luật cũng quy định: Bộ Tài chính có thẩm quyền: quy định mức thu, chế độ thu… HĐND quy định mức thu. Bộ Tài chính quy định thuộc thẩm quyền, mà thẩm quyền phải được quy định trong luật này, mà trong luật này lại quy định “thuộc thẩm quyền” thì không biết là thuộc thẩm quyền nào, cần phải quy định rõ trong luật thẩm quyền của Bộ Tài chính là gì, thẩm quyền của HĐND là gì? Nếu nói về phân cấp thì cũng phải căn cứ vào quy định của luật này, khi ấy phân cấp ở mức độ nào thì mới được thực hiện. Theo tôi, cần phải có quy định có tính nguyên tắc ở trong luật này để khi có phân cấp cụ thể thì có thể phân cấp cho HĐND hay chính quyền địa phương ở các cấp.
Thứ ba, về danh mục cần rà soát lại, danh mục quy định trong dự thảo luật so với các quy định về phí, lệ phí hiện nay thiếu nhiều khoản phí và lệ phí mà không được quy định trong này. Ví dụ: phí về kiểm định giáo dục, phí tuyển sinh đã được quy định trong Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa thấy thể hiện trong dự thảo luật. Hay phí điều hành hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành thị trường điện được quy định trong Luật Điện lực nhưng dự thảo luật chưa thể hiện được quy định này. Đề nghị, đã quy định danh mục thì phải rà soát lại đầy đủ, để bao quát hết các quy định về phí, lệ phí, bảo đảm phù hợp với các luật đã thông qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Nghiên cứu bổ sung và quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí
Tôi đánh giá cao tư duy làm luật đã có sự thay đổi theo hướng phân định rõ ràng giữa thuế, giá dịch vụ và phí. Đề nghị cần phải rà soát mạnh mẽ hơn nữa. Xưa nay cũng chưa có tách phần thuế, phí và lệ phí và giá dịch vụ. Tư duy làm luật đánh giá lại ba phạm trù này là đúng đắn. Mặt khác, khi xây dựng luật mới này cần phải rà soát lại theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và các luật mà chúng ta tiếp tục cụ thể hóa, nhất là Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân.
Ngoài ra, báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính có đề cập đưa ra khỏi danh sách, loại bỏ 18 khoản phí, đồng thời bổ sung 15 khoản phí mới vì các luật mới ban hành gần đây có quy định. Theo tôi cần phải rà soát kỹ lại. Trên tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng khi xây dựng Luật Đầu tư sửa đổi là phải rà soát tổng thể, không lệ thuộc vào việc vì có các quy định khác mà chúng ta đưa vào đây cho đầy đủ. Một vấn đề nữa, khi điều chỉnh các quy định về phí và lệ phí này sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu. Ví dụ, năm 2013 thu hơn 31 nghìn tỷ. Vậy khi luật mới này ban hành thì nguồn thu tăng hay giảm? Vì một phần chúng ta chuyển sang thuế, một phần chuyển sang giá dịch vụ (theo kinh tế thị trường do hợp đồng quyết định).
Theo Tờ trình của Chính phủ, danh mục phí, lệ phí kèm theo dự thảo Luật bao gồm: 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí. Tôi đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu, bổ sung và quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, có phân loại theo nhóm ngành cụ thể ngay trong dự thảo Luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai: Cần phải quy định cụ thể hơn nguyên tắc xác định mức thu phí
Về phạm vi điều chỉnh, Ủy ban Tài chính và Ngân sách có 2 loại ý kiến khác nhau, đa số đồng tình với phương án 1. Tôi đồng tình với phương án 1 là đề nghị phạm vi điều chỉnh của Luật phí và lệ phí chỉ quy định đối với khoản thu phí, lệ phí thuộc dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện, không điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện như dự thảo Luật. Các dịch vụ do các tổ chức và cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện sẽ được thực hiện theo cơ chế giá dịch vụ nhằm đẩy mạnh xã hội hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời bỏ các quy định liên quan đến các khoản thu từ phí, lệ phí của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước thực hiện trong dự thảo Luật (khoản 4 Điều 6, khoản 2 Điều 7, khoản 3 Điều 10).
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính và ngân sách cần phải cụ thể thêm khi cho rằng, các giải thích từ ngữ về phí, lệ phí, giá dịch vụ chưa rõ ràng, còn trùng lặp nhưng lại chưa chỉ ra là được phân định như thế nào để giải quyết vấn đề này. Khoản 1, điều 6 quy định: phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Nếu dừng lại như thế này thì phí chẳng khác gì giá dịch vụ. Y tế cũng cung cấp dịch vụ và trả khoản tiền, học phí cũng cung cấp dịch vụ và trả lại khoản tiền, chỉ khác là có quy định danh mục kèm theo. Nếu không có danh mục kèm theo thì phí và giá dịch vụ là không phân biệt được. Theo tôi, giá dịch vụ đi theo hạch toán tính đúng, tính đủ cơ chế thị trường, còn phí có một số nguyên tắc thiết kế ở đây hơi khác một chút. Vì vậy, cần cân nhắc để giải thích từ ngữ đầy đủ hơn.
Điều 7, nguyên tắc xác định mức thu phí, tôi đồng ý về nguyên tắc xác định nhưng cách viết lại chưa rõ ràng. Khoản 1 quy định: Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm bù đắp chi phí, thu hồi vốn, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ. Cụm từ "có tính đến các chính sách” thì mơ hồ quá, người dân đọc vào thấy “có tính đến các chính sách nhà nước trong từng thời kỳ” là như thế nào? Theo tôi, chính sách gì của nhà nước thì nên cụ thể thêm. Khoản 2 là “có tính đến lợi nhuận định mức phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp”, quy định như vậy là khó, khó cho tổ chức, cá nhân, “phù hợp với khả năng của người nộp” thì sẽ như thế nào? Điều này cần phải cụ thể thêm để tổ chức, cá nhân đầu tư vào thì biết mình theo nguyên tắc nào, và người dân trả phí cũng biết theo nguyên tắc nào.