Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua triển khai ba tàu chiến và một tàu cảnh sát biển để tìm kiếm xác tiêm kích tàng hình F-35A bị rơi ở vùng biển cách tỉnh Aomori, đông bắc nước này khoảng 135 km.Quân đội Mỹ sau đó cũng điều một máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon và một oanh tạc cơ B-52H tham gia chiến dịch tìm kiếm cứu nạn."Chúng ta có thể chứng kiến một trong những chiến dịch trinh sát và phản gián lớn nhất thế giới từ sau Chiến tranh Lạnh"."Nếu xác máy bay chìm sâu dưới Thái Bình Dương, nó có thể bị đối thủ trục vớt và khai thác"."Nhiều khả năng Mỹ và Nhật sẽ triển khai nhiều lớp phòng vệ chống ngầm ở quanh khu vực máy bay rơi", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận định.Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) cho biết các máy bay đã phát hiện vệt dầu loang, cùng một số mảnh cánh đuôi máy bay. Tuy nhiên, Nhật và Mỹ vẫn chưa phát hiện được xác chiếc F-35A cũng như số phận của phi công điều khiển."Rất khó định vị khu vực máy bay tàng hình rơi nếu phi cơ không mang thiết bị tăng diện tích phản xạ radar. Lực lượng cứu hộ có thể dựa vào dữ liệu từ đường truyền MADL tích hợp trên biên đội F-35A nếu nó được sử dụng trong chuyến huấn luyện tối 9-4", Rogoway nói thêm.Khu vực tiêm kích F-35A gặp nạn là vùng biển quốc tế, tàu thuyền các nước đều có thể tự do tiếp cận, làm dấy lên lo ngại về việc các cường quốc trong khu vực như Nga hay Trung Quốc sẽ sớm triển khai tàu trinh sát, tàu ngầm tới khu vực để thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về mẫu chiến đấu cơ tàng hình tối tân này.Trong trường hợp Mỹ và Nhật Bản không tìm thấy xác chiếc F-35A dưới lòng biển, các đối thủ hoàn toàn có thể bí mật tìm kiếm và thu hồi nó để tiếp cận với các công nghệ tàng hình, cảm biến hiện đại trên máy bay và thu được những dữ liệu "trời cho" về dòng tiêm kích này.Bởi vậy, các chuyên gia quân sự cho rằng chiếc tiêm kích gặp nạn dưới lòng biển không khác gì "mỏ vàng" về thông tin tình báo đối với các đối thủ của Mỹ và Nhật.JASDF hôm nay xác nhận tiêm kích gặp nạn mang số đuôi 79-8705, là chiếc F-35A đầu tiên được Nhật Bản tự lắp ráp và xuất xưởng ngày 6-6-2017. Máy bay lao xuống biển khi đang huấn luyện bay đêm trên Thái Bình Dương cùng ba tiêm kích khác.Nhật Bản hồi tháng 12-2011 đặt mua 42 tiêm kích F-35A để thay thế cho các phi đội F-4EJ đã lạc hậu trong biên chế JASDF.Tuy nhiên, Nhật không mua bản quyền để tự chế tạo F-35 mà giao cho tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi lắp rắp với sự hỗ trợ kỹ thuật của Lockheed Martin và dưới sự giám sát của chính phủ Mỹ.Theo thỏa thuận, 4 chiếc đầu tiên trong hợp đồng sẽ được Lockheed Martin chế tạo ở Mỹ và bàn giao cho JASDF, 38 máy bay còn lại được lắp ráp tại nhà máy Mitsubishi ở Nagoya.Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sau đó tuyên bố ngừng dây chuyền lắp ráp trước năm 2020 để tập trung vào dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu và nâng cấp (MRO&U) cho dòng máy bay này.Chính phủ Nhật Bản hồi tháng 2 thông qua kế hoạch quốc phòng mới, đề xuất mua thêm 105 tiêm kích F-35, trong đó gồm 40 máy bay F-35B để vận hành trên hai tàu sân bay hoán cải từ khu trục hạm trực thăng lớp Izumo.Động thái này giúp Nhật trở thành nước sở hữu số tiêm kích F-35 nhiều thứ hai thế giới sau Mỹ với tổng cộng 147 chiếc.Trung tướng Toshimichi Nagaiwa - Cựu sĩ quan cao cấp của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản cho biết, các máy bay tiêm kích tàng hình F-35A được định vị là dòng tiêm kích xương sống của Không quân Nhật Bản trong tương lai.

Chiến hạm, máy bay Nhật phong tỏa biển, ngăn chặn việc cướp xác máy bay F-35

Theo Việt Hùng/anninthudo.vn

Xác tiêm kích F-35A trong lòng biển có thể là "mỏ vàng" với các cơ quan tình báo nước ngoài muốn tìm hiểu công nghệ tàng hình Mỹ. Chính điều này khiến Nhật Bản phối hợp với Mỹ phong tỏa nhằm ngăn chặn điều này.

Tin nổi bật