Chuẩn bị tài chính cá nhân cho từng độ tuổi
(Tài chính) Mỗi độ tuổi thì khả năng làm việc và mức thu nhập cũng rất khác nhau, vì thế cách quản lý tài chính cũng không thể giống nhau. Một số giải pháp cho quản trị tài chính cho từng độ tuổi bạn có thể tham khảo.
Dưới 25 tuổi - đầu tư cho bản thân
Đây là giai đoạn mà việc đầu tư bản thân rất quan trọng. Rất nhiều phụ nữ trẻ thường bảo rằng: “Tiền là do kiếm được, không phải do tiết kiệm được”. Cách nói này cũng có lý của nó, bởi vì muốn có nhiều tiền hơn thì trước tiên bạn phải có bản lĩnh kiếm tiền. Cho nên, việc bạn cần có lúc này chính là một công việc chí ít phải đủ nuôi sống bản thân.
Mặt khác, đối với việc quản lý tài chính mà nói, những người trẻ thường không có khái niệm này, hoặc là được bố mẹ quản lý giúp. Khi cần tiêu xài, hãy cố gắng sử dụng số tiền thấp nhất để thỏa mãn mong muốn của mình. Tránh “học đòi” theo cách sống của sếp hay đồng nghiệp.
Bạn nên đầu tư học một số kỹ năng như ngoại ngữ, tin học hay một số khóa học về kỹ năng mềm, điều này rất có ích cho sự nghiệp của bạn trong tương lai.
Từ 26 tuổi đến 45 tuổi – tích lũy quỹ nuôi dạy con cái, chuyển sang hình thức quản lý tài chính gia đình
Đây là thời kỳ quản lý tài chính phức tạp nhất. Về mặt công việc có thể sẽ thăng tiến hoặc biến động để bản thân bạn có được nguồn thu nhập tốt hơn, ổn định hơn. Mặt khác, bạn phải đối diện với những chi phí kết hôn, sinh con, nuôi dạy con cái. Thêm vào bố mẹ cũng đã già đi, nghĩa vụ phụng dưỡng song thân cũng đa phần thuộc vào giai đoạn này.
Thời gian đầu, bạn nên tiến hành việc quản lý những rủi ro gia đình, lập một quỹ tài chính cho những rủi ro này, lựa chọn những khoản bảo hiểm, vật dụng bảo vệ v.v… Ngoài ra, bạn cũng nên suy nghĩ đến những công cụ đầu tư và quản lý tài chính với lợi ích cao hơn. Vì vậy, lúc này bạn phải chia nhỏ thu nhập của mình một cách hợp lý, chi tiết cho từng khoản chi.
Giai đoạn sau, việc bạn cần làm là từng bước giảm thấp những rủi ro trong công việc, đầu tư, tăng tính lưu động trong tài chính. Khi con cái còn nhỏ, bạn nên suy nghĩ đến tầm quan trọng của quỹ giáo dục. Áp lực chi tiêu gia đình tăng lên, vấn đề tiết kiệm trong mọi chi phí cần đặt lên hàng đầu. Do đó, thời kỳ này không nên đầu tư có tính mạo hiểm cao. chủ yếu là kiên trì hai yếu tố lưu động và bảo đảm.
Từ 45 tuổi đến sau 55 tuổi – duy trì mức sống, làm tốt sự đảm bảo hưu trí
Đây là giai đoạn chủ yếu chuẩn bị cho cuộc sống về già. Thu nhập lúc này của bạn khá cao và ổn định. Bạn có thể căn cứ tình hình các thành viên trong gia đình để sắp xếp các quỹ tài chính. Lúc này những chi phí cơ bản giảm nên có thể linh hoạt phân phối, tuy nhiên vẫn không nên đầu tư rủi ro nhiều. Ngoài ra, bạn cần giữ một nguồn quỹ dùng cho bệnh tật đột xuất.
Đây là giai đoạn mà việc đầu tư bản thân rất quan trọng. Rất nhiều phụ nữ trẻ thường bảo rằng: “Tiền là do kiếm được, không phải do tiết kiệm được”. Cách nói này cũng có lý của nó, bởi vì muốn có nhiều tiền hơn thì trước tiên bạn phải có bản lĩnh kiếm tiền. Cho nên, việc bạn cần có lúc này chính là một công việc chí ít phải đủ nuôi sống bản thân.
Mặt khác, đối với việc quản lý tài chính mà nói, những người trẻ thường không có khái niệm này, hoặc là được bố mẹ quản lý giúp. Khi cần tiêu xài, hãy cố gắng sử dụng số tiền thấp nhất để thỏa mãn mong muốn của mình. Tránh “học đòi” theo cách sống của sếp hay đồng nghiệp.
Bạn nên đầu tư học một số kỹ năng như ngoại ngữ, tin học hay một số khóa học về kỹ năng mềm, điều này rất có ích cho sự nghiệp của bạn trong tương lai.
Từ 26 tuổi đến 45 tuổi – tích lũy quỹ nuôi dạy con cái, chuyển sang hình thức quản lý tài chính gia đình
Đây là thời kỳ quản lý tài chính phức tạp nhất. Về mặt công việc có thể sẽ thăng tiến hoặc biến động để bản thân bạn có được nguồn thu nhập tốt hơn, ổn định hơn. Mặt khác, bạn phải đối diện với những chi phí kết hôn, sinh con, nuôi dạy con cái. Thêm vào bố mẹ cũng đã già đi, nghĩa vụ phụng dưỡng song thân cũng đa phần thuộc vào giai đoạn này.
Thời gian đầu, bạn nên tiến hành việc quản lý những rủi ro gia đình, lập một quỹ tài chính cho những rủi ro này, lựa chọn những khoản bảo hiểm, vật dụng bảo vệ v.v… Ngoài ra, bạn cũng nên suy nghĩ đến những công cụ đầu tư và quản lý tài chính với lợi ích cao hơn. Vì vậy, lúc này bạn phải chia nhỏ thu nhập của mình một cách hợp lý, chi tiết cho từng khoản chi.
Giai đoạn sau, việc bạn cần làm là từng bước giảm thấp những rủi ro trong công việc, đầu tư, tăng tính lưu động trong tài chính. Khi con cái còn nhỏ, bạn nên suy nghĩ đến tầm quan trọng của quỹ giáo dục. Áp lực chi tiêu gia đình tăng lên, vấn đề tiết kiệm trong mọi chi phí cần đặt lên hàng đầu. Do đó, thời kỳ này không nên đầu tư có tính mạo hiểm cao. chủ yếu là kiên trì hai yếu tố lưu động và bảo đảm.
Từ 45 tuổi đến sau 55 tuổi – duy trì mức sống, làm tốt sự đảm bảo hưu trí
Đây là giai đoạn chủ yếu chuẩn bị cho cuộc sống về già. Thu nhập lúc này của bạn khá cao và ổn định. Bạn có thể căn cứ tình hình các thành viên trong gia đình để sắp xếp các quỹ tài chính. Lúc này những chi phí cơ bản giảm nên có thể linh hoạt phân phối, tuy nhiên vẫn không nên đầu tư rủi ro nhiều. Ngoài ra, bạn cần giữ một nguồn quỹ dùng cho bệnh tật đột xuất.